Người thanh niên dân tộc Dao khát vọng làm giàu

07:05, 11/09/2014

HGĐT- Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, việc học hành bị dang dở nhưng anh Đặng Phụ Nhàn, thôn Nậm Chàng, xã Xuân Minh (Quang Bình) luôn tin tưởng vào tương lai phía trước với khát vọng làm giàu.



                     Anh Đặng Phụ Nhàn chăm sóc đàn trâu của gia đình.


Tuy mới 25 tuổi nhưng anh Đặng Phụ Nhàn đã có một mô hình kinh tế trang trại tổng hợp khá hiệu quả, một trang trại chăn nuôi với hơn 40 con lợn đen, 6 con trâu, 3 ha chè, 2 ha cây keo lai và 1 xưởng chế biến chè mini, 1 xe ô tô tải để chở vật liệu phục vụ bà con trong thôn. Mô hình trên đã mang lại nguồn thu nhập khoảng trên 150 triệu đồng mỗi năm. Trao đổi với chúng tôi, anh Nhàn tâm sự: Năm 2009, anh xây dựng gia đình, cuộc sống khó khăn hơn với đôi vợ chồng trẻ. Nhưng với lòng quyết tâm vươn lên thoát khỏi đói nghèo, anh đã tận dụng thế mạnh của địa phương là vùng sản xuất chè hàng hoá của huyện, cùng vợ trồng 3 ha cây chè shan tuyết. Nhờ có cây chè, gia đình anh đã vượt qua những khó khăn ban đầu khi mới lập gia đình. Từ việc đường sá đi lại khó khăn bất tiện cho việc thu hoạch chè đem bán, anh đã mạnh dạn đầu tư 50 triệu đồng mua máy chế biến chè mi ni với công suất 2 tấn chè tươi mỗi ngày để chế biến chè của gia đình và thu mua thêm chè tươi của bà con trong thôn. Nhờ vậy, mỗi vụ chè gia đình anh cũng thu mua được 10 tấn chè búp tươi và làm được hai tấn chè thành phẩm, trừ chi phí mỗi năm cho thu nhập từ cây chè là 40 triệu đồng.


Không chỉ dừng lại ở đó, thấy đất của gia đình còn nhiều chỗ bỏ hoang, anh đã cải tạo, trồng thêm 2ha cây keo lai. Đến nay, rừng keo của anh đã chuẩn bị cho thu hoạch, ước tính thu nhập trên 50 triệu đồng. Nhận thấy hiện nay thị trường trong và ngoài huyện rất ưa chuộng thịt lợn đen, với số vốn có được từ sản xuất chế biến chè anh mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại nuôi lợn đen và nuôi trâu. Nhờ áp dụng những kiến thức đã học được và không ngừng sáng tạo trong cách chăm sóc, phòng tránh dịch bệnh nên đàn lợn của anh ngày một phát triển. Giờ đây với đàn lợn hơn 40 con, hàng năm anh xuất một lứa lợn thương phẩm, trừ chi phí, thu lãi trên 50 triệu đồng/năm. Đàn trâu của gia đình được anh chăm sóc tốt nên con nào cũng khỏe mạnh, mang lại nguồn thu lớn cho gia đình. Có thêm nguồn vốn, anh tiếp tục mở rộng trang trại và cho bà con trong thôn nuôi giẽ lợn, giúp người dân trong thôn về giống lợn đen. Ngoài chăn nuôi, năm nay anh còn đào ao thả cá và đầu tư gần 200 triệu mua thêm xe tải để tận dụng quỹ thời gian nông nhàn làm thêm dịch vụ chở vật liệu xây dựng cho bà con trong thôn, tăng thêm thu nhập. Khi tích lũy được một ít vốn, anh mua thêm máy xay xát về phục vụ cho bà con trong thôn. Những lúc nghỉ ngơi, anh lại tìm tòi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, để áp dụng các tiến bộ khoa học vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Ngoài việc làm kinh tế giỏi, anh còn là một Bí thư Chi đoàn năng động, nhiệt huyết trong phong trào Đoàn; gương mẫu trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ thanh niên trong thôn phát triển kinh tế cũng như trong hoạt động phong trào Đoàn. Năm 2013, anh được tặng Giấy khen thanh niên tiêu biểu huyện Quang Bình và năm nay anh được chi bộ thôn giới thiệu đi học lớp cảm tình Đảng.

Khi hỏi về kinh nghiệm phát triển kinh tế, Đặng Phụ Nhàn tâm sự: “Mình không học cao, các kiến thức có được hầu như là do mình tự học, đối với mình thái độ quan trọng hơn trình độ. Mình luôn làm theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đặc biệt là luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác”. Với tinh thần vượt khó vươn lên lập nghiệp, Đặng Phụ Nhàn đã vượt lên đói nghèo để làm giàu trên chính quê hương của mình, tạo việc làm cho thanh niên trong thôn, xã góp phần vào sự phát triển KT-XH tại địa phương. Hơn 5 năm tích cực lao động, sản xuất, gia đình anh đã có cuộc sống kinh tế ổn định, ngày một đi lên, trở thành tấm gương sáng để bà con trong thôn học tập, noi theo.


VĂN QUÂN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vươn lên làm giàu từ nuôi lợn
HGĐT- Chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Trung Dũng (sinh năm 1969) và chị Đỗ Thị Yến, thôn Yên Ngoan, xã Tiên Yên (huyện Quang Bình) trong một ngày trung tuần tháng 8; đây là một gia đình phát triển kinh tế khá vững chắc từ mô hình chăn nuôi VAC mà Ngân hàng Nông nghiệp huyện giới thiệu với chúng tôi. Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng cho tôi khi vừa bước chân vào đến cổng
27/08/2014
Bệnh binh Vàng Kháy Sèng vươn lên thoát nghèo
HGĐT- Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, trong những năm qua, các thương, bệnh binh trên địa bàn huyện Xín Mần nói chung, xã Ngán Chiên nói riêng đã khắc phục khó khăn, luôn nêu cao ý chí tự lực tự cường, là những “chiến binh” đi đầu trong các phong trào, nhất là phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình và trở thành những tấm gương tiêu biểu
26/07/2014
“Ông Cựu binh” ở Nam Sơn
HGĐT- Đến xã Nam Sơn (Hoàng Su Phì), hỏi ông Chỉnh chủ xưởng sản xuất, chế biến chè lớn nhất nhì xã, không ai không biết ông. Nhưng, bà con nơi đây còn quen gọi ông là “ông Chỉnh cựu binh”. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê xã Kỳ Lâm, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Khi chiến tranh Biên giới phía Bắc nổ ra, năm 1986 theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc; ông gia nhập quân ngũ
24/07/2014
Chuyện về “Tân Đà điểu”
HGĐT- Dáng người mảnh khảnh, gương mặt tuấn tú, có nụ cười rất duyên, ăn nói nhẹ nhàng... đó là ấn tượng đầu tiên khi gặp đoàn viên Lê Ngọc Tân, ở tổ 7, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang). Không ai có thể ngờ rằng Lê Ngọc Tân hiện đang là chủ nhân của hàng chục chú Đà điểu có hình dáng cao lớn, mà người dân xung quanh đó thường vẫn dành cho anh một cái tên rất trìu mến “Tân Đà
23/07/2014