Quản Bạ nâng cao hiệu quả chương trình khởi nghiệp

16:14, 08/01/2021

BHG - Trong những năm qua, hưởng ứng Chương trình Quốc gia khởi nghiệp với tinh thần, trách nhiệm là lớp thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) huyện Quản Bạ chủ động học hỏi kinh nghiệm làm kinh tế; năng động vay vốn từ các nguồn vốn ưu đãi để phát triển các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao; tạo sức lan tỏa trong ĐVTN, góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển KT – XH của địa phương.

Anh Vương Ngọc Long chăm sóc đàn thỏ.                         Ảnh: HOÀNG TUYẾN
Anh Vương Ngọc Long chăm sóc đàn thỏ. Ảnh: HOÀNG TUYẾN

Hiện nay, toàn huyện có gần 260 mô hình khởi nghiệp, trong đó có 150 mô hình do thanh niên làm chủ, tiêu biểu như: Mô hình nuôi gia cầm, lợn rừng của đoàn viên Vùi Văn Nguyên, xã Đông Hà cho thu nhập trên 150 triệu đồng/năm; mô hình nuôi chim bồ câu gắn với trồng cây ăn quả của đoàn viên Ma Minh Đình, xã Lùng Tám cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm; mô hình nuôi thỏ và trồng rau sạch của đoàn viên Vương Quốc Trường (bị khuyết tật), xã Quyết Tiến cho thu nhập 50 triệu đồng/năm; mô hình nuôi bò vỗ béo gắn với chăn nuôi thỏ giống, thỏ thịt của đoàn viên Mai Xuân Minh, Phó Bí thư Huyện đoàn cho thu nhập trên 80 triệu đồng/năm; HTX cộng đồng Nặm Đăm của thanh niên Lý Tà Dèn có 12 loại sản phẩm dược liệu có mặt ở hầu hết các thị trường trong nước cho thu nhập đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm; mô hình Homestay của đoàn viên Lý Hồng Thu, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ thu nhập trên 70 triệu đồng/năm…

Đến thăm mô hình nuôi thỏ của đoàn viên Vương Ngọc Long, sinh năm 1988, dân tộc Mông, thôn Làng Tấn, xã Thanh Vân, vừa chăm sóc thỏ anh Long vừa chia sẻ: Nhận thấy con thỏ dễ nuôi, phát triển nhanh, ít bệnh tật, không tốn nhiều thời gian chăm sóc; năm 2019 tôi vay 10 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của huyện để mua thỏ giống. Sau một năm từ 22 con thỏ giống tôi đã bán được hơn 100 con thỏ thịt, với mức giá trung bình khoảng 120 nghìn đồng/1 kg; 50 đôi thỏ giống cho người dân địa phương với mức giá trung bình từ 400 – 600 nghìn đồng/1 đôi. Để đàn thỏ phát triển tốt, tôi luôn tuân thủ các quy trình kỹ thuật từ xây dựng chuồng trại cũng như chăm sóc. Dự kiến, thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nhân rộng đàn thỏ lên khoảng 300 – 500 con và liên kết với các nhà hàng để tiêu thụ thỏ thịt ổn định.

Đồng chí Viên Thị Mai Lan, Bí thư Huyện đoàn Quản Bạ, cho biết: Nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào khởi nghiệp trong ĐVTN, cũng như nhân rộng được các mô hình thanh niên khởi nghiệp, Huyện đoàn tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền, giới thiệu các mô hình làm kinh tế giỏi của ĐVTN đến các nhóm hộ thanh niên, các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện; tổ chức cho ĐVTN đi tham quan, học tập các mô hình phát triển kinh tế trong và ngoài huyện; kịp thời biểu dương, khen thưởng các gương ĐVTN làm kinh tế giỏi. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng, đặc biệt là ngành nông nghiệp nhằm tạo cơ chế, nguồn lực hỗ trợ, thu hút, tập hợp thanh niên hăng hái đi đầu thực hiện chương trình khởi nghiệp và các nhiệm vụ phát triển KT - XH của địa phương.

Việc nhân rộng, phát triển các mô hình khởi nghiệp trên địa bàn đã có điểm nhấn, có sức lan tỏa. Tuy nhiên, hiện nay một số ĐVTN vẫn còn thiếu vốn đầu tư cũng như khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, thiếu kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật để khởi nghiệp; việc phát triển, nhân rộng mô hình ĐVTN khởi nghiệp có hiệu quả kinh tế còn ít ...

Để chương trình khởi nghiệp tiếp tục triển khai thực hiện đạt hiệu quả, Huyện đoàn tiếp tục nhân rộng các mô hình ĐVTN khởi nghiệp có hiệu quả, định hướng phát triển các mô hình kinh tế bám theo chương trình OCOP của các xã, thị trấn dựa vào các thế mạnh, điều kiện đặc thù địa phương; tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho ĐVTN những kỹ năng cần thiết trong quản lý kinh tế, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Khảo sát thực tế để nắm bắt nhu cầu của ĐVTN trong khởi nghiệp; quan tâm nâng cao chất lượng, chế biến, bảo quản sản phẩm, hướng đến các sản phẩm sạch, mang giá trị truyền thống; định hướng xây dựng thương hiệu, tem mác cho sản phẩm; chủ động quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ…

HOÀNG TUYẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thi giới thiệu gian hàng khởi nghiệp – sáng tạo của phụ nữ thành phố Hà Giang

BHG - Sáng 30.7, Hội LHPN thành phố Hà Giang tổ chức Hội thi giới thiệu gian hàng khởi nghiệp – sáng tạo và ẩm thực du lịch. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025; thành phố Hà Giang được Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây  dựng Nông thôn mới và kỷ niệm 10 năm ngày thành lập thành phố.

 

30/07/2020
Sức trẻ khởi nghiệp trên dòng sông Lô

BHG - Xuất phát từ khát khao và nhiệt huyết của tuổi trẻ, luôn mong muốn biến những khó khăn thành cơ hội làm giàu trên mảnh đất quê hương, đoàn viên Trần Tuấn Minh cùng một số người bạn mạnh dạn đầu tư thành lập HTX Huỳnh Minh phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông Lô.

 

29/10/2020
Cô gái Tày và khát vọng đưa hình ảnh Hà Giang ra thế giới

BHG - Giới thiệu, quảng bá hình ảnh Hà Giang với đông đảo bạn bè, du khách thông qua dự án làm du lịch cộng đồng là cách mà cô gái Tày Hoàng Thị Hảo, phường Minh Khai (thành phố Hà Giang) đang thực hiện để khởi nghiệp, kiến tạo tương lai.

 

28/09/2020
Khởi nghiệp kiến tạo tương lai

BHG - Hỗ trợ thanh niên (TN) khởi nghiệp (KN) là nhiệm vụ quan trọng nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần phát triển KT - XH ở địa phương. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm, tạo cơ chế chính sách thuận lợi để hỗ trợ TN khởi nghiệp, kiến tạo tương lai.

 

27/09/2020