Vươn lên từ nuôi ong lấy mật

14:51, 12/06/2020

BHG - Tìm hiểu về phong trào thanh niên điển hình trong phong trào khởi nghiệp trên địa bàn, anh Hà Văn Ngọc, Phó Bí thư Đoàn thị trấn Yên Minh đưa chúng tôi đi thăm mô hình nuôi ong mật có quy mô lớn nhất, nhì tại địa phương. Ông chủ của hơn 120 đàn ong là anh Lục Văn Truân, sinh năm 1992, dân tộc Giáy, trú tại tổ 1, thị trấn Yên Minh (Yên Minh).

Mô hình nuôi ong của anh Lục Văn Truân.
Mô hình nuôi ong của anh Lục Văn Truân.

Anh Truân chia sẻ: “Bản thân tôi xác định phải làm giàu trên mảnh đất quê hương. Qua thời gian gây dựng, đến nay tôi đã có hơn 120 đàn ong, mang lại thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng…”.

Anh Truân kể với chúng tôi về câu chuyện hành trình khởi nghiệp nuôi ong lấy mật của mình. Trước đây, từ năm 2013 tôi từng làm tại một Công ty tư nhân ở Hà Nội chuyên về xử lý ảnh, nhưng thu nhập lại không ổn định. Do vậy, tôi quyết định trở về quê hương để tìm hướng phát triển mới cho bản thân. Năm 2014, tôi học hỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng và cùng bố đẻ đi tham quan thực tế tại các cơ sở nuôi ong trên vùng Cao nguyên đá. Sau một thời gian học hỏi, tích lũy được kiến thức, kỹ thuật nuôi ong, tôi mạnh dạn thực hiện phát triển mô hình nuôi ong lấy mật. Ban đầu tôi vay vốn theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh với số tiền 50 triệu đồng để đầu tư gần 50 đàn ong, dần dần tôi lại tiếp tục đầu tư nâng số lượng đàn ong; đến nay, đã có trên 120 đàn, ong của tôi 100% là ong nội nên mật thơm đặc trưng, giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích…

Nhờ vị trí nuôi thuận lợi, nhiều hoa và lượng thức ăn dồi dào nên đàn ong cho nhiều mật. Mùa Hè, trung bình 14 ngày lấy mật một lần, mỗi đàn được 1 lít mật. Tùy từng thời điểm, thời tiết nên mỗi loại mật cho giá khác nhau, như: Mật hoa cỏ kim giá 120 nghìn đồng/lít; mật hoa rừng 200 nghìn đồng/lít và hoa Bạc hà giá 400 nghìn đồng/lít. Trừ chi phí, mỗi năm  anh Truân thu về từ 100 - 120 triệu đồng. Anh Truân chia sẻ thêm: “Nghề nuôi ong vừa dễ lại vừa khó. Dễ bởi nuôi ong không vất vả như các công việc chân tay khác và ai cũng có thể làm được. Mỗi ngày, người nuôi chỉ cần bỏ ra khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ để chăm sóc, vệ sinh thùng ong. Nhưng quá trình chăm sóc lại đòi hỏi người nuôi phải cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ và nắm rõ đặc tính của ong như di chuyển, ăn, xây tổ, chia đàn... ”.

Không chỉ tạo nguồn thu nhập cho gia đình, mô hình nuôi ong của Truân còn tạo việc làm cho 2 lao động ở địa phương với mức thu nhập 100 – 200 nghìn đồng/mỗi lần quay lấy mật.

Phó Bí thư Đoàn thị trấn Yên Minh cho biết: Anh Lục Văn Truân là một thanh niên tiêu biểu trong phong trào thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn thị trấn, không những thế, Truân còn tích cực tham gia các phong trào hoạt động do Đoàn thị trấn phát động. Lục Văn Truân xứng đáng là gương nổi bật để các đoàn viên, thanh niên khác học tập.

Bài, ảnh:  HỒNG CỪ


Cùng chuyên mục

Người đưa giống lợn rừng Thái Lan về đất Linh Hồ

BHG - Phong trào "Thanh niên học tập và làm theo gương Bác" phát triển kinh tế được đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Vị Xuyên hưởng ứng tích cực. Với nghị lực quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm, anh Phùng Văn Giai, thôn Bản Đông, xã Linh Hồ là một trong những tấm gương tiêu biểu cho tuổi trẻ có chí hướng khởi nghiệp và khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.

 

30/03/2020
Nguyễn Văn Khuy làm giàu từ dịch vụ homestay

BHG -  Với thân hình nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hoạt bát và dễ gần là những hình ảnh ấn tượng khi mới gặp anh Nguyễn Văn Khuy (sinh 1995), thôn Cốc Pảng, xã Du Già (Yên Minh); chủ cơ sở lưu trú Du Già homestay.  Anh Khuy đã chọn kinh doanh dịch vụ homestay để khởi nghiệp, nhằm truyền cảm hứng về không gian văn hóa dân tộc và quảng bá du lịch trên mảnh đất quê hương và gây dựng kinh tế gia đình.

 

28/02/2020
Thoát nghèo nhờ nuôi lợn giống bản địa

BHG - Từ hai bàn tay trắng, bằng nghị lực và ý chí vươn lên, anh Phàn Văn Giang (sinh 1990) dân tộc Dao, thôn Thâm Quảng, xã Đường Âm (Bắc Mê) đã trở thành chủ mô hình nuôi lợn cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt, từ khi lấy vợ, sinh con; cuộc sống của gia đình anh Giang chỉ trông vào diện tích ruộng, nương ít ỏi nên gặp rất nhiều thiếu thốn. Với quyết tâm không cam chịu đói nghèo...

25/12/2019
Chàng trai "xương thủy tinh" vượt lên số phận

BHG - Sinh ra và lớn lên không may mắn, chàng trai người Nùng Vương Quốc Trường, sinh năm 1986, thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến (Quản Bạ) bị liệt 2 chân, nhưng anh luôn có ý chí, nghị lực vượt lên chính mình, làm giàu cho gia đình và xã hội. Ngay từ lúc 5 tuổi, gia đình phát hiện anh bị bệnh xương thủy tinh ở 2 chân, cứ hoạt động mạnh là gãy, do gãy nhiều lần đến nay chân anh bị teo, đi lại rất khó khăn. Đến tuổi đi học, thấy các bạn cùng trang lứa tung tăng chạy nhảy vui chơi...

25/04/2020