Quy định mới về thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh

20:52, 08/10/2020

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1004/2020/UBTVQH14 về việc thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nghị quyết nêu rõ, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13.


Đối với địa phương thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh thành Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND cấp tỉnh theo Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 4/10/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh được thành lập trên cơ sở tách Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND cấp tỉnh thành Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh và Văn phòng UBND cấp tỉnh.

HĐND cấp tỉnh quyết định thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Thường trực HĐND cùng cấp sau khi thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn ĐBQH.

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh là cơ quan tương đương Sở, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn ĐBQH, ĐBQH và HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, đại biểu HĐND cấp tỉnh.

Nhiệm vụ của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh

Trong việc tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn ĐBQH, ĐBQH, Nghị quyết nêu rõ: Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh có nhiệm vụ tham mưu tham mưu, tổ chức phục vụ Đoàn ĐBQH trong công tác xây dựng pháp luật, thảo luận, góp ý kiến về các nội dung theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ngoài ra, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ ĐBQH tiếp xúc cử tri, tiếp công dân; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định; tiếp nhận, tham mưu xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân gửi đến Đoàn ĐBQH, ĐBQH; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do Đoàn ĐBQH, ĐBQH chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Trong việc tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, đại biểu HĐND cấp tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thường trực HĐND, Ban của HĐND cấp tỉnh xây dựng chương trình, tổ chức phục vụ kỳ họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND, cuộc họp của Ban của HĐND cấp tỉnh; tham mưu, phục vụ HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND cấp tỉnh trong hoạt động giám sát, khảo sát; tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND; theo dõi, tổng hợp, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghị quyết về giám sát, chất vấn.

Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu HĐND cấp tỉnh tiếp xúc cử tri; giúp Thường trực HĐND cấp tỉnh tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh có Chánh Văn phòng và không quá 3 Phó Chánh Văn phòng. Thường trực HĐND cấp tỉnh sau khi thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn ĐBQH quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng; xem xét, đánh giá công chức đối với Chánh Văn phòng.

Nghị quyết cũng nêu rõ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh được tổ chức thành các phòng gồm: Phòng Công tác Quốc hội, Phòng Công tác HĐND và Phòng Hành chính, Tổ chức, Quản trị. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Thường trực HĐND cấp tỉnh sau khi thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn ĐBQH có thể quyết định thành lập thêm 1 phòng để phụ trách mảng công việc có tính chất tương đối độc lập, thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh.

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của phòng thuộc Văn phòng sau khi xin ý kiến của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND cấp tỉnh.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.

Theo chinhphu.vn


Cùng chuyên mục

Một số chính sách nổi bật có hiệu lực tháng 9/2020

Đăng ký khai sinh muộn không còn bị phạt; Tăng mạnh mức phạt với người ngoại tình; Phạt đến 30 triệu đồng nếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo; Trạm thu giá trở lại tên gọi "Trạm thu phí"... là một số quy định nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2020.

 

31/08/2020
Hàng loạt qui định quan trọng có hiệu lực từ tháng 8/2020

Chỉ 4 trường hợp CSGT được dừng phương tiện; Cấp biển số màu vàng cho xe kinh doanh vận tải… là những chính sách nổi bật sẽ có hiệu lực từ tháng 8/2020.

31/07/2020
Nhiều chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10.2020

Tháng 10 này, nhiều chính sách quan trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân như người dùng được chủ động ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác; thêm nhiều công việc yêu cầu nghiêm về an toàn lao động; bán hàng xách tay có thể bị phạt đến 200 triệu đồng...sẽ chính thức có hiệu lực.

30/09/2020
Vì sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

BHG - Ngày 28.5 vừa qua, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự thảo Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030. Với đặc thù một tỉnh có phần lớn dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số, chương trình khi được triển khai sẽ có ý nghĩa, tác động lớn tới các chủ trương, chính sách của tỉnh với các địa phương đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

29/05/2020