Hiệu quả mô hình "Vì bình yên biên giới" ở Nghĩa Thuận

18:57, 22/03/2021

BHG - Thời gian qua, mô hình “Vì bình yên biên giới” tại xã Nghĩa Thuận (Quản Bạ) đã phát huy hiệu quả tích cực. Nhân dân các dân tộc yên tâm lao động sản xuất, ổn định đời sống, giữ mối quan hệ quân - dân ngày càng gắn kết; xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Công an xã Nghĩa Thuận thăm các hộ dân thôn Cốc Pục.
Công an xã Nghĩa Thuận thăm các hộ dân thôn Cốc Pục.

Xã Nghĩa Thuận có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc dài gần 14 km, xác định rõ địa bàn quản lý luôn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, do địa hình rộng, giao thông khó khăn, trình độ dân trí chênh lệch, đời sống của nhân dân còn nhiều thiếu thốn; từ năm 2017, Công an huyện Quản Bạ triển khai mô hình “Vì bình yên biên giới” tại thôn Cốc Pục. Trưởng thôn Cốc Pục, Sèn Sào Cường cho biết: “Thôn cách trung tâm xã 3 km, toàn thôn có 78 hộ, với 370 khẩu, gồm 3 dân tộc Tày, Nùng, Bố Y sinh sống. Trong đó, có 33 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Trước đây, trong thôn còn xảy ra các sự việc như tranh chấp đất đai nhỏ lẻ, uống rượu say đánh nhau gây mất an ninh trật tự (ANTT); tình trạng công dân sang Trung Quốc làm thuê trái phép diễn biến phức tạp; phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương không có lý do; hiện tượng người dân tự tử do mâu thuẫn gia đình còn xảy ra. Từ năm 2017, Tổ tự quản “Vì bình yên biên giới” được thành lập tại thôn, gồm có: Bí thư chi bộ, trưởng thôn, công an viên và các thành viên chi hội, ban phát triển thôn tham gia. Nhờ có hoạt động của tổ tự quản mà tình hình ANTT trong nhân dân được giữ vững ổn định, cán bộ và nhân dân trên địa bàn luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm tốt các phong trào do cấp trên phát động, đặc biệt không để xảy ra các vụ việc lớn tại thôn, không có điểm nóng phức tạp về ANTT”.

Từ khi được thành lập đến nay, tổ tự quản luôn làm tốt công tác tham mưu cho chi ủy, phối hợp tốt với các đoàn thể tổ chức tuyên truyền nâng cao hiểu biết về pháp luật cho người dân được 9 buổi, với 630 lượt người nghe các nội dung như: Luật hôn nhân gia đình; Luật đất đai; Luật giao thông đường bộ; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật chăm sóc bảo vệ trẻ em; tuyên truyền Pháp lệnh số 16 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, kết quả nhân dân đã tự giác giao nộp 3 khẩu súng tự chế.

Bên cạnh đó, tổ tự quản thôn Cốc Pục làm tốt công tác tham gia tuần tra, kiểm soát đảm bảo ANTT được 97 lượt; tham mưu cho chi ủy, chi bộ tổ chức hòa giải được 9 vụ việc mâu thuẫn. Đặc biệt, trong đợt dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tổ thường xuyên tuần tra, kiểm soát khu vực giáp ranh với Trung Quốc, kiểm soát nhân dân trong thôn không sang Trung Quốc, các đối tượng lạ mặt vào thôn. Tổ tự quản thôn Cốc Pục cũng đã phối hợp tốt với các đơn vị, đoàn thể của xã, lực lượng công an, quân sự, Đồn biên phòng Nghĩa Thuận làm tốt công tác bảo vệ đường Nông thôn mới, tuần tra đường biên, cột mốc từ mốc 320 đến mốc 322. Phó trưởng Công an xã Nghĩa Thuận, Sùng Văn Dương cho biết: “Mô hình được triển khai từ năm 2017 đến nay, thôn Cốc Pục đã làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền, chi ủy, chi bộ thực hiện các biện pháp, giải pháp nhằm đảm bảo ANTT trên địa bàn. Nhờ đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại thôn cơ bản ổn định, nhân dân yên tâm lao động sản xuất, tin tưởng và chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những quy ước, hương ước của thôn”.

Biên giới bình yên, bà con trong thôn Cốc Pục yên tâm lao động, sản xuất phát triển KT-XH, giảm nghèo, tích cực tham gia các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Mối quan hệ hữu nghị giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân hai bên biên giới Việt - Trung được củng cố. Giờ đây, đến Nghĩa Thuận là một vùng biên ải thanh bình, với những vườn cây xanh mướt, bà con các dân tộc thi đua tăng gia sản xuất để cuộc sống ngày càng ấm no hơn, góp phần vào xây dựng Nông thôn mới tại địa phương.

Bài, ảnh: LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mệnh lệnh từ trái tim

BHG - Tỉnh ta có đường biên giới dài tới 277,556 km, chiếm gần 30% tổng chiều dài đường biên giới Việt - Trung. Chính vì vậy đã Ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn xuất, nhập cảnh (XNC) trái phép trên biên giới của lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP).

27/02/2021
Trên đỉnh Cao Mã Pờ

BHG - Hơn 1 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, lực lượng BĐBP toàn tỉnh đã triển khai ứng trực, căng mình chống dịch. Tại Trạm kiểm soát biên phòng (KSBP) Cao Mã Pờ, thuộc Đồn Biên phòng Tùng Vài (Quản Bạ), các chiến sỹ vừa nỗ lực thực hiện "nhiệm vụ kép", vừa quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Quốc gia và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vừa là lực lượng chủ công trong ngăn chặn dịch Covid-19 xâm nhập qua biên giới.

27/02/2021
Hoàng Su Phì sẵn sàng cho Ngày hội tòng quân

BHG - Ngày 3.3 tới, 107 thanh niên ưu tú huyện Hoàng Su Phì sẽ lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Hiện, công tác chuẩn bị đã hoàn tất, các thanh niên nhận Lệnh sẵn sàng lên đường nhập ngũ.

26/02/2021
Bộ CHQS tỉnh làm tốt công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

BHG - Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới, cực Bắc của Tổ Quốc. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, tỉnh Hà Giang là chiến trường diễn ra các trận đánh ác liệt, nóng bỏng. Đặc biệt, những năm 1981, 1982 và 1984 đến 1986, trên địa bàn tỉnh có khoảng 16 Sư đoàn, 4 Lữ đoàn cùng một số Trung đoàn bộ đội địa phương, Bộ CHQS các tỉnh tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới. Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hài cốt các Anh hùng Liệt sĩ vẫn còn chưa được tìm thấy và quy tập.

26/02/2021