"Dân là chủ và Dân làm chủ"

11:00, 21/03/2019

BHG - Phát huy và thực hành dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm rất nhiều nội dung, thể hiện tư tưởng lớn của Bác về chính trị, sâu rộng hơn là văn hóa chính trị. Bác suốt đời thực hành vì dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân và phấn đấu suốt đời thực hiện quyền, lợi ích của nhân dân. Trong tác phẩm Dân vận Bác viết năm 1949, Bác nói: Nước ta là một nước dân chủ, chế độ ta là một chế độ dân chủ; trong một chế độ dân chủ thì bao nhiêu lợi ích sẽ thuộc về dân, quyền hành cũng của dân. Cho nên nhân dân là chủ thể quan trọng của dân chủ mà chúng ta xây dựng. Đây là điểm cốt lõi trong dân chủ và thực hành dân chủ của Hồ Chí Minh.

Bác đã để lại cho chúng ta rất nhiều chỉ dẫn quan trọng về phát huy và thực hành dân chủ. Vấn đề rõ nhất là trong xây dựng Nhà nước. Từ khi Bác đọc Tuyên ngôn độc lập năm 1945, khai sinh ra chế độ Cộng hòa dân chủ đầu tiên của Việt Nam thì Bác đã chú trọng đến vai trò của nhân dân. Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Pháp luật là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước. Ở đây, dân đã trao quyền cho Nhà nước, nên dân là chủ thể gốc của quyền lực, vì vậy cán bộ, đảng viên phải suốt đời tôn trọng nhân dân và lợi ích của nhân dân; dân chủ phải thực chất, tránh hình thức. Theo Bác, người dân chỉ thực sự biết đến dân chủ, tự do khi họ được ăn no, mặc ấm; bên cạnh đó dân chủ phải hiểu biết luật pháp, cho nên phải chú trọng giáo dục nhân dân về ý thức dân chủ và nâng cao hiểu biết của nhân dân. Tại sao Sắc lệnh đầu tiên của chế độ dân chủ cộng hòa là thành lập “Nha bình dân học vụ” để xóa nạn mù chữ. Theo Bác, mù chữ cũng là kẻ địch; giặc dốt cũng nguy hiểm không kém gì giặc ngoại xâm… Bác nói người biết nhiều chữ thì dạy cho người biết ít; con cái dạy cho bố mẹ. Không chỉ vậy, Bác còn mục đích nâng cao học vấn để mọi người đều có hiểu biết, nhất là cán bộ, đảng viên phải làm gương cho nhân dân.

Một nội dung rất quan trọng của dân chủ đó là giải quyết mối liên hệ giữa quyền và lợi ích; giữa nghĩa vụ và trách nhiệm. Theo Bác, người dân đã có quyền làm chủ thì phải có trách nhiệm của người chủ, công chức là người đại diện cho Nhà nước để tiếp xúc với dân cho nên phải thực hiện quyền dân chủ của dân bằng cách trả lời công khai, minh bạch. Bác đặt ra vấn đề dân chủ trong Đảng phải được đặt lên hàng đầu; trong Đảng dân chủ cũng phải được công khai, tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây không chỉ là nguyên tắc của Đảng mà là nguyên tắc của Nhà nước. Hiện nay, Đảng ta thực hiện dân chủ theo Bác bằng cách đặt ra “Quy chế Dân chủ ở cơ sở” để thực hiện vì nhân dân.

Một nội dung cũng khá là dân chủ để chống quan liêu và tham nhũng. Muốn chống được quan liêu và tham nhũng trong các cơ quan Nhà nước thì phải thực hành dân chủ rộng rãi, đây là điều kiện quan trọng nhất. Hồ Chí Minh là nhà hoạt động thực tiễn, người rất chú trọng dân chủ cho từng đối tượng, từng lĩnh vực; dân chủ trong kinh tế phải đảm bảo công ăn, việc làm và những lợi ích cho người dân; dân chủ trong chính trị thì người dân phải tham gia bầu cử; dân chủ phải đề cao tư pháp, tức là phải xét xử công khai, minh bạch, không có oan sai. Muốn có dân chủ như trên thì phải có đạo đức của người đứng đầu; lắng nghe ý kiến của dân nhất là từ cơ sở. Theo Bác, dân có rất nhiều sáng kiến, dân nghĩ ra những điều mà ngay cả ở trên cũng không nghĩ ra, nên Bác rất tôn trọng ý kiến của dân. Khi cán bộ, đảng viên, công chức thực hiện nhiệm vụ mà mắc lỗi thì phải công khai xin lỗi dân và quyết tâm sửa lỗi để cho dân tin, ủng hộ. Với dân chủ, Bác đã nâng tầm lên thành hệ thống văn hóa dân chủ.

Một trong định nghĩa rất ý nghĩa của Bác mà chúng ta bây giờ càng thấy giá trị về dân chủ là: Dân là chủ và Dân làm chủ (nói lên vị trí của người dân và năng lực thực hành dân chủ của người dân). Rất ngắn gọn nhưng xứng đáng được xếp là định nghĩa mẫu mực nhất của Bác về dân chủ. Trong 24 năm làm Chủ tịch nước, Bác luôn coi dân chủ là một sức mạnh, động lực và mục tiêu phấn đấu cho xã hội Việt Nam.

Gs, Ts Hoàng Chí Bảo (kể)

Lê Lâm (ghi)

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thi kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2018

BHG - Ngày 29.8, Cụm thi đua số 1, Công đoàn viên chức tỉnh đã tổ chức Hội thi kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2018 tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ. Tới dự có đồng chí Sèn Chỉn Ly, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn viên chức tỉnh cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn.

30/08/2018
Những câu chuyện cảm động về hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Bác Hồ (tiếp theo kỳ trước)

BHG - Có một điều đặc biệt, đó là cuộc hành trình bôn ba của Bác sau 10 năm lại có bước ngoặt (1911 – 1920). Bác từ một người yêu nước trở thành một người Cộng sản. Bác sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920, Bác ủng hộ Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) là quốc tế duy nhất trên thế giới ủng hộ giải phóng các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

29/08/2018
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam (tiếp theo kỳ trước)

BHG - Có nhiều câu chuyện cảm động về Bác với Đảng để chúng ta noi gương. Là lãnh tụ của Đảng nhưng Bác sinh hoạt chi bộ rất đều đặn, trong thực tế hiện nay nhiều khi vì công việc bận rộn mà ta ít để ý chuyện sinh hoạt chi bộ cơ sở. Bác sinh hoạt chi bộ với những đảng viên rất bình thường như lái xe, phục vụ, bảo vệ… mà Bác biết trình độ anh em còn hạn chế nhưng Bác luôn hòa mình vào quần chúng.

28/01/2019
"Đảng ta là một cơ thể sống vì vậy cần xây dựng, chỉnh đốn để phát triển" (tiếp theo và hết)

BHG - Đảng cũng là con người chứ không phải siêu nhân, thần thánh, mà đã là con người thì có tốt, xấu, hay, dở, có khuyết điểm, ưu điểm, vì vậy chúng ta càng phải chỉnh đốn để Đảng trong sạch, vững mạnh. Trước việc cán bộ lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân, Bác chỉ trích rất sớm, ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Bác chỉ ra...

27/02/2019