Hà Giang

"Phương Đông có gì hay cũng học, phương Tây có gì hay cũng tiếp thu"

13:43, 15/01/2019

BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh đạo kiệt xuất mà còn là một nhà văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt Nam và thế giới. Nhận xét về sự kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa Đông - Tây của Hồ Chí Minh, nhà thơ Xô Viết ManganStem khi lần đầu gặp và giao tiếp với Bác vào năm 1923, khi Bác đến Liên Xô dự Đại hội Quốc tế Cộng sản, trong vòng 10 phút được tiếp Bác, nhà thơ đã vô cùng ngưỡng mộ và cảm phục Bác về trình độ nói tiếng Nga, ông đánh giá: “Hãy nhìn vào đôi mắt của Nguyễn Ái Quốc, trong đôi mắt đó tỏa ra cái gì đó rất lạ, hoàn toàn không chỉ phương Đông cũng hoàn toàn không phải phương Tây. Không, đôi mắt ấy hài hòa giữa phương Đông – Tây, báo hiệu một nền văn hóa của tương lai”.

Chúng ta có một câu ca dao rất giản dị nói về Bác: Tháp Mười đẹp nhất bông Sen; Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Thế giới cũng đánh giá Hồ Chí Minh là con người Việt Nam đẹp nhất, là hình ảnh tốt đẹp nhất của con người Việt Nam, hình ảnh tốt đẹp ấy chính là sự chung đúc cả Đông lẫn Tây ở sự hài hòa.

 

Sự kết hợp văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây được thể hiện như thế nào? Chúng ta đều biết Bác là con gia đình nhà nho, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã dạy Bác chữ nho khi còn bé, nên Bác hiểu thấu văn hóa phương Đông, nhiều luận điểm của Bác đều kế thừa văn hóa phương Đông, ví như: "Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”, “Cần, kiệm, liêm, chính”, “Nhân, chí, dũng, liêm, trung”. Văn hóa phương Đông luôn có tư duy trực cảm, suy nghĩ và cảm xúc từ trực quan; còn văn hóa phương Tây họ đề cao tư duy khoa học. Và Bác đã kết hợp rất hài hòa giữa 2 văn hóa đó. Ngay cả câu hỏi mà phóng viên nước ngoài đặt ra: Thưa Chủ tịch, trong cuộc đời Chủ tịch điều gì là quan trọng nhất? Câu trả lời của Bác mang đặc trưng tư duy phương Tây, đó là: Độc lập cho Tổ quốc tôi; tự do cho dân tộc tôi; hạnh phúc cho đồng bào tôi. Đó là tất cả những gì tôi muốn. Còn khi trả lời câu hỏi: Thưa Bác đâu là điều thiêng liêng nhất trong đời Bác? Bác trả lời mang đặc trưng của cảm xúc phương Đông, Bác đặt tay lên ngực và nói: Tôi tự nguyện dâng hiến đời tôi cho dân tộc Việt Nam và cho cả thế giới…

Đấy là kết quả của sự rèn luyện từ việc Bác bôn ba thế giới, học hỏi văn hóa phương Tây để kết hợp văn hóa phương Đông mà sau này Bác nói với chúng ta: Muốn tiến bộ, phát triển phải ra sức học tập, học hỏi kinh nghiệm các nước để làm giàu trí tuệ của mình. Cho nên phương Đông có gì hay cũng học, phương Tây có gì hay cũng tiếp thu. Học cốt để làm giàu trí tuệ mình, để suy nghĩ và sáng tạo, để giải quyết công việc của mình không giáo điều, sao chép, máy móc.

Trong ứng xử, đời sống hằng ngày Bác cũng là hiện thân giữa Đông và Tây, đó là trong giao tiếp lịch thiệp, hài ước của phương Tây, kín đáo, tế nhị của phương Đông ở Bác đều có cả. Bác tiếp các lãnh tụ phương Tây thì ứng xử lịch thiệp như chính người phương Tây. Bác tiếp bạn bè châu Á thì chân tình, thắm thiết của người phương Đông.

Trong đường lối cách mạng đưa Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn, văn hóa Đông - Tây được Bác áp dụng hiệu quả. Ngay trong tác phẩm Đường cách mệnh, Bác đã xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cho nên dân tộc Việt Nam là một thành viên của cộng đồng nhân loại, chính vậy phải học tập từ thế giới nhân loại để tự mình phát triển, chứ không đóng cửa, không hẹp hòi, không co cụm mình lại. Vì thế, Bác có tư tưởng hội nhập từ rất sớm, đây cũng là chủ đích của sự kết hợp Đông – Tây. Cách mạng Việt Nam phải có sự giúp đỡ của thế giới mới thành công. Mặc dù thực lực của chúng ta là chính. Ngay cả thời kỳ kháng chiến chống Pháp với phương châm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, với một niềm tin là kháng chiến tất thắng thì kiến quốc tất thành. Nên Bác đã tìm kiếm mọi khả năng để nhờ sự hỗ trợ của quốc tế để rồi thế giới công nhận Việt Nam và trở thành bạn bè với Việt Nam. Đó là chủ ý của Bác trong kết hợp Đông – Tây. Đến bây giờ Đảng ta rút ra nhận định có tính quy luật, đó là: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển cách mạng Việt Nam. Và đó chính là hiện thân của văn hóa Đông – Tây mà Bác đã xây dựng, đúc kết khi sinh thời để lại cho chúng ta hôm nay.

Gs, Ts Hoàng Chí Bảo (kể)

Lê Lâm (ghi)

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thi kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2018

BHG - Ngày 29.8, Cụm thi đua số 1, Công đoàn viên chức tỉnh đã tổ chức Hội thi kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2018 tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ. Tới dự có đồng chí Sèn Chỉn Ly, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn viên chức tỉnh cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn.

30/08/2018
Vai trò của con người trong sự nghiệp cách mạng và phát triển xã hội

BHG - Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ, trong cuộc hành trình 30 năm tìm chân lý cho cách mạng Việt Nam, Bác đã đi qua hơn 40 nước trên thế giới, chính vì vậy Bác đã tích lũy cho mình một vốn sống và kinh nghiệm vô cùng phong phú. Trong tất cả những kinh nghiệm và tri thức ấy, Hồ Chí Minh nổi bật là tri thức về vai trò của con người. Bác đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng thấm thía về vai trò của con người trong sự phát triển xã hội và sự nghiệp cách mạng.

30/06/2018
Những câu chuyện cảm động về hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Bác Hồ (tiếp theo kỳ trước)

BHG - Có một điều đặc biệt, đó là cuộc hành trình bôn ba của Bác sau 10 năm lại có bước ngoặt (1911 – 1920). Bác từ một người yêu nước trở thành một người Cộng sản. Bác sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920, Bác ủng hộ Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) là quốc tế duy nhất trên thế giới ủng hộ giải phóng các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

29/08/2018
"Dĩ bất biến, ứng vạn biến"

BHG - Phong cách là điểm đặc sắc, độc đáo của con người; Bác Hồ một người có nhân cách lớn và trí tuệ uyên sâu. Trong phong cách tư duy của Bác nổi bật là phẩm chất hài hòa, uyển chuyển, linh hoạt, những điều này được Bác đúc kết lại một câu "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".

24/05/2018