Hà Giang

Những câu chuyện về phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh (tiếp theo kỳ trước)

15:29, 17/12/2018

BHG - Thời kỳ kháng chiến ở Chiến khu Việt Bắc (An toàn khu), Bác tắm ở bờ suối, Bác tự giặt quần áo, Bác phơi quần áo của mình lên vành mũ, cành tre rồi đi qua khu rừng về đến lán trại quần áo khô là vừa, đây là hình ảnh rất giản dị, đời thường của một con người.

Về ứng xử, điểm nổi bật ở Bác là sự tinh tế gắn liền với bao dung. Nhà thơ Huy Cận, người mới 25 tuổi đã là thành viên của Chính phủ vào tận Huế chứng kiến Lễ Thoái vị của Vua Bảo Đại, rồi sau này Bác cử Huy Cận giúp cụ Bùi Bằng Đoàn trong việc thanh tra của Chính phủ. Lúc chuẩn bị nhận việc, Huy Cận rất lo và sợ công việc vượt khả năng  của mình, nên xin Bác bố trí một việc khác – Bác bảo, chú sợ đi với cụ Bùi vì cụ Bùi phê bình đúng không? Chú đi để giúp cụ một vài việc cần thiết còn chủ yếu chú học hỏi từ cụ Bùi, học cả trí tuệ và đạo đức để sau này chú còn phát triển. Còn nếu chú sợ trẻ quá thì chiều chú mang bút và mực tàu đến đây Bác vẽ thêm râu, thêm ria cho già chút. Dù công việc bận rộn, căng thẳng nhưng Bác luôn làm chủ được hoàn cảnh, làm chủ được thời gian để ứng xử tinh tế và thuyết phục.

 

Bao dung của Bác là dễ dàng tha thứ, nhưng tha thứ chỉ là khía cạnh của bao dung, còn nghĩa sau rộng hơn là tiếp nhận những cái khác biệt, tôn trọng dân chủ, tôn trọng ý kiến người khác mà không bao giờ xúc phạm. Một chuyện kể về sự bao dung của Bác, chuẩn bị đến giờ đi công tác, Bác nhận được quà biếu từ 1 Tỉnh ủy là con nai rừng rất đẹp, nhận được quà, Bác nói: Đem ngay chú nai này vào Công viên Bách thảo nuôi cho Bác, cán bộ hãy chăm sóc chu đáo, khi nai lớn lên các cháu thiếu nhi vào công viên chơi sẽ vui hơn, ngoan hơn và giỏi hơn. Bác yêu thiên nhiên, yêu động vật như vậy mà đồng chí cán bộ mang con nai về cho Bác lên tiếng là: Thịt đi Bác ạ!  Sau này, qua các chuyên gia nghiên cứu thì mới biết Bác đang rất giận, tuy nhiên Bác đã kiềm chế, không nặng lời với đồng chí cán bộ. Bác dạy chúng ta, phê bình công việc chứ không xúc phạm con người. Đây được xem là chỉ dẫn thường trực cho chúng ta, nhất là các đồng chí có chức trách địa vị để ứng xử với người khác trên tinh thần nghiêm khắc nhưng bao dung, nhân ái và vị tha như chính Bác Hồ của chúng ta vậy.

Bác đối xử với nông dân, công nhân, trí thức, các cụ già, các cháu thiếu niên, phụ nữ đều ân cần, tinh tế. Một lần Nhà thơ Huy Cận sáng tác tập thơ mới nên đến biếu Bác đọc. Trong suy nghĩ của Huy Cận, Bác bận rất nhiều công việc đất nước nên thơ mình mang đến chủ yếu là khoe với Bác chứ chắc gì Bác có thời gian đọc. Tuy nhiên, Huy Cận quên mất rằng, Bác Hồ của chúng ta cũng là một nhà thơ, yêu thơ và còn viết thư bằng thơ cảm ơn Huy Cận. Trong thư Bác viết:

Cám ơn chú tặng Bác tập thơ

Bác đã xem luôn suốt mấy giờ

Chú bảo phê bình ừ khó nhỉ

Bài hay xen lẫn với bài vừa

Huy Cận nhận được thư Bác khen thơ mình toàn bài hay với bài vừa nên sung sướng, hạnh phúc, đã phóng to bài thơ của Bác treo ở phòng khách. Về sau nhà thơ Xuân Diệu mới phân tích và hiểu ra sự thật của bài thơ Bác khen, đó chỉ là động viên chứ Bác cũng không khen và không chê, bởi một tập thơ hàng trăm bài có khi chỉ có một bài hay, thậm chí chỉ được một câu hay. Sự ứng xử của Bác cho chúng ta học hỏi rất nhiều, ngay từ “Bác” mà chúng ta thường gọi cũng đủ hết sự chìu mến. Người ta gọi Bác là “Người làm sao thì thơ làm vậy”. Trong đó đều chứa đựng ứng xử tinh tế, bao dung của Hồ Chí Minh với tất cả mọi người. Đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: Trong trái tim mênh mông của Bác có chỗ chứa cho tất cả mọi người.

Gs, Ts Hoàng Chí Bảo (kể)

Lê Lâm (ghi)

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thi kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2018

BHG - Ngày 29.8, Cụm thi đua số 1, Công đoàn viên chức tỉnh đã tổ chức Hội thi kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2018 tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ. Tới dự có đồng chí Sèn Chỉn Ly, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn viên chức tỉnh cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn.

30/08/2018
Vai trò của con người trong sự nghiệp cách mạng và phát triển xã hội

BHG - Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ, trong cuộc hành trình 30 năm tìm chân lý cho cách mạng Việt Nam, Bác đã đi qua hơn 40 nước trên thế giới, chính vì vậy Bác đã tích lũy cho mình một vốn sống và kinh nghiệm vô cùng phong phú. Trong tất cả những kinh nghiệm và tri thức ấy, Hồ Chí Minh nổi bật là tri thức về vai trò của con người. Bác đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng thấm thía về vai trò của con người trong sự phát triển xã hội và sự nghiệp cách mạng.

30/06/2018
Những câu chuyện cảm động về hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Bác Hồ (tiếp theo kỳ trước)

BHG - Có một điều đặc biệt, đó là cuộc hành trình bôn ba của Bác sau 10 năm lại có bước ngoặt (1911 – 1920). Bác từ một người yêu nước trở thành một người Cộng sản. Bác sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920, Bác ủng hộ Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) là quốc tế duy nhất trên thế giới ủng hộ giải phóng các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

29/08/2018
"Dĩ bất biến, ứng vạn biến"

BHG - Phong cách là điểm đặc sắc, độc đáo của con người; Bác Hồ một người có nhân cách lớn và trí tuệ uyên sâu. Trong phong cách tư duy của Bác nổi bật là phẩm chất hài hòa, uyển chuyển, linh hoạt, những điều này được Bác đúc kết lại một câu "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".

24/05/2018