"Nói phải đi đôi với làm"

16:14, 09/06/2018

BHG - Bác đã đi xa gần nửa thế kỷ, nhưng tại sao chúng ta luôn có cảm giác Bác đang ở bên cạnh. Vì Bác là hiện thân sinh động của người có tấm gương đạo đức trong sáng, đó là “nói phải đi đôi với làm”.

Trong thực tế, việc nói đi đôi với làm là việc khó nhất đối với mỗi chúng ta. “Nói” là vấn đề nhận thức, “làm” là hành động trong thực tiễn. Nói đi đôi với làm là sự thống nhất và nhất quán. Bác còn dạy chúng ta nên nói ít làm nhiều, chú tâm, tận tình và hiệu quả trong công việc thì công việc sẽ đánh giá chúng ta. Tránh trường hợp nói một đằng mà làm một nẻo.

 

 

 

Bác phê bình chúng ta, khi đâu đó trong cán bộ, đảng viên vẫn còn có người nói nhiều mà làm ít: Tạo hóa cho chúng ta 2 con mắt để nhìn, 2 cái tai để nghe, 2 lỗ mũi để ngửi nhưng chỉ cho mỗi người 1 cái miệng để nói, nên các chú nói ít thôi… Không cần phân tích, lý giải gì cả mà nó đúng theo lẽ thường mà chính Bác là người ứng xử theo phương châm như thế.

Nói đi đôi với làm đòi hỏi ở chúng ta phải có những điều kiện như: Phải nhận thức đúng; phải có bản chất cách mạng trong sáng, trung thực và khiêm tốn; phải có nghị lực vượt khó và có trách nhiệm với dân, vì dân. Bác nhấn mạnh, phải nghĩ cho kỹ trước khi hứa, mà khi đã hứa rồi thì phải cố gắng làm bằng được cho dân, thì dân mới tin tưởng. Khi đã hứa mà không làm được thì chúng ta phải có hành động sửa lỗi để làm tăng niềm tin của dân đối với Đảng.

Có rất nhiều câu chuyện cảm động, thiết thực và bình dị xung quanh cuộc sống liên quan điến việc nói đi đôi với làm của Bác. Bắt đầu bằng một việc rất cụ thể, Bác khuyên chúng ta tập thể dục, mỗi người khỏe mạnh thì cả dân tộc khỏe mạnh và sự nghiệp kháng chiến – kiến quốc mới thành công. Việc tập thể dục được Bác luôn gương mẫu thực hành, mang lại cho Bác sức khỏe tốt để cống hiến cho công việc.

Sự gương mẫu trong tập thể dục của Bác được chúng ta nhớ mãi, đó là những năm 1960 khi Bác bắt đầu viết Di chúc, bác sĩ trực tiếp chăm sóc, điều trị cho Bác thông báo đáy mắt của Bác đã có dấu hiệu chảy máu. Để có sức khỏe, Bác cố gắng chống chọi với bệnh tật bằng cách tập luyện thị lực mắt trong buổi hoàng hôn và bình minh, đặc biệt tập tay cho đỡ run Bác tập co nắm hòn đá, ném bóng vào mỗi buổi chiều…

Một câu chuyện khác đó là việc cai thuốc lá của Bác. Bác hút thuốc lá từ những ngày bên các nước châu Âu lạnh giá, đến công việc bình thường hằng ngày, thuốc lá trở nên quen thuộc với Bác. Khi sức khỏe Bác suy giảm, bác sỹ và Trung ương ngỏ ý khuyên Bác bỏ thuốc. Bác nói một câu rất từ tốn “Các chú cho Bác bỏ dần dần có được không”. Đã nói là làm, và Bác cương quyết bỏ được thuốc lá 4 năm cuối đời. Trong tự phê bình và phê bình, Bác cũng luôn thực hiện và gương mẫu. Bác nói, bác cũng thường như mọi người vì vậy Bác cũng có khuyết điểm, không ai hoàn hảo cả nên các chú phải giúp Bác sửa khuyết điểm đó.

Nói đi đôi với làm trong thực hành “cần, kiệm, liêm, chính”, Bác tiết kiệm từ trong sinh hoạt, từ trong cuộc sống hằng ngày hết sức giản dị, đề cao trách nhiệm với nhân dân, việc Bác không nhận huân chương mà Quốc hội trao vì Bác chưa xứng đáng với đồng bào, miền Nam vẫn chưa giải phóng, Bác vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ. Bác luôn đề cao quan điểm chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu, tham nhũng. Sự liêm khiết, trong sạch của Bác luôn là tấm gương thúc đẩy lớn nhất cho chúng ta.

Bác dạy thanh niên, học sinh phải ham học, ham làm, ham tiến bộ thì mới cống hiến được nhiều cho đất nước. Tuy nhiên, Bác không chỉ dạy bảo các cháu như vậy mà chính Bác cũng là người suốt đời cố gắng học tập, mở mang kiến thức xã hội và khoa học kỹ thuật… Từ nhận thức đến hành động, chúng ta rút ra được bao nhiêu bài học sâu sắc từ Bác trong việc nói đi đôi với làm.

Từ tư tưởng của Bác về việc nói đi đôi với làm, Đảng ta hiện nay nên vận dụng vào như thế nào? Theo Gs, Ts Hoàng Chí Bảo, Đảng ta đã có Nghị quyết rất quan trọng về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, trong đó có 27 biểu hiện suy thoái và “tự diễn biến, tự chuyển hóa” đều gắn việc “nói phải đi đôi với làm”, ví dụ: Nhận thức thì nói vì dân nhưng thực hiện lại vì cá nhân, đây là biểu hiện rõ nhất của việc “nói không đi đôi với làm”, sống vun vén, vụ lợi, xa hoa lãng phí trong khi nhân dân còn rất khó khăn. Những điều như vậy chúng ta phải cương quyết vượt qua, chúng ta phải rèn luyện ý thức chính trị và quyết tâm chính trị mà như Đảng ta đã nói. Chúng ta phải học tấm gương của Bác, để biết sửa lỗi và bồi đắp thêm những mặt tích cực, mặt tốt. Hiện nay, Đảng ta quan tâm nhất là vấn đề con người. Chính vì vậy, nói đi đôi với làm phải dùng người tài giỏi, nhưng trên thực tế nếu không liêm chính, không trong sáng thì toàn dùng người trong họ hàng, bà con mà theo Bác gọi là “ưa dùng những người cánh hẩu với nhau” như thế càng không phải “nói đi đôi với làm” mà đã tự làm yếu bộ máy tổ chức của chúng ta, làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Đề cao tự phê bình và phê bình, nghiêm khắc với chính mình và sửa lỗi hằng ngày để thực hiện cho được việc “nói phải đi đôi với làm” từ việc lớn, đến việc nhỏ hằng ngày.

Gs, Ts Hoàng Chí Bảo (kể)

Lê Lâm (ghi)

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ

BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, khi Bác mới 40 tuổi. Cách đó 10 năm (1920) Bác là đồng sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Trong suốt cuộc đời Bác, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là vấn đề quan tâm thường trực của Bác. Để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh phải đáp ứng rất nhiều nguyên tắc, mà Hồ Chí Minh là người lý giải những nguyên tắc này rất sâu sắc bằng chính việc làm thiết thực, cụ thể. 

31/01/2018
"Đồng bào Kinh cũng như đồng bào dân tộc thiểu số khác đều là con một nhà"

BHG - Đất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, Bác Hồ rất chú trọng đến sự bình đẳng giữa các dân tộc, xem các dân tộc đều như con một nhà. Việc quan tâm, chú trọng đến đồng bào dân tộc thiểu số được thể hiện ngay sau Cách mạng Tháng Tám, năm 1945, đầu năm 1946 chúng ta đã tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số tại Playcu (Gia Lai). Tại Đại hội này, vì công việc của đất nước, đường sá đi lại khó khăn nên Bác không đến dự được mà gửi Đại hội bức thư vô cùng cảm động: Tôi vì bận nhiều công việc của Chính phủ, đường sá lại xa xôi, cách trở, tôi không vào được với các vị nên có mấy lời này mong các vị hiểu được tấm lòng của Chính phủ.

29/11/2017
"Lương y phải như từ mẫu"

BHG - Trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến những người làm trong ngành y. Cách đây 63 năm, ngày 27.2.1955, trong bức thư gửi Hội nghị Cán bộ Y tế được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. 

27/02/2018
"Dĩ bất biến, ứng vạn biến"

BHG - Phong cách là điểm đặc sắc, độc đáo của con người; Bác Hồ một người có nhân cách lớn và trí tuệ uyên sâu. Trong phong cách tư duy của Bác nổi bật là phẩm chất hài hòa, uyển chuyển, linh hoạt, những điều này được Bác đúc kết lại một câu "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".

24/05/2018