Hà Giang

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền do dân và vì dân

11:14, 03/04/2018

BHG - Tư tưởng Nhà nước pháp quyền, do dân và vì dân là một thành tựu lớn của nền văn minh nhân loại trong quản lý nhà nước, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay. Nhà nước pháp quyền của dân và vì dân ở Việt Nam theo tư tưởng của Hồ Chí Minh có những nội dung quan trọng mà chúng ta cần nhận thức, vận dụng và thực hành.

Nhà nước pháp quyền phải có chủ thể xác định, đó là nhân dân lao động, Nhà nước của dân, do dân và vì dân; để xây dựng Nhà nước pháp quyền yếu tố cốt lõi phải xây dựng Hiến pháp và luật pháp. Bác rất chú trọng xây dựng hệ thống luật pháp, nó là công cụ vừa điều hành vừa bảo vệ người dân. Bác đã viết một tác phẩm đó là Quốc lệnh. Trong tác phẩm này chỉ có 2 phần, đó là thưởng và phạt, thưởng là để khuyến khích và phạt để nghiêm trị. Bác từng nói, người trong Đảng và người ngoài Đảng khác nhau chỉ một điểm, nếu cùng mắc lỗi như nhau thì người trong Đảng bị phạt nặng hơn người ngoài Đảng. Chủ trương xây dựng của Bác là một Nhà nước pháp quyền phải có đội ngũ công chức chuyên nghiệp, từ khi kháng chiến chống Pháp, Bác đã trù tính đào tạo đội ngũ công chức chuyên nghiệp cho đất nước. Bác đề ra các tiêu chí của công chức thời bấy giờ là: Thạo chính trị, giỏi chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, tận tụy hết lòng, hết sức phục vụ nhân. Trong thời kỳ kháng chiến, Bác đề ra khẩu hiệu bao quát như một đường lối để xây dựng Nhà nước, đó là: Ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm và chống quan liêu, lẵng phí, tham ô để bảo vệ Nhà nước và nhân dân.

 

Trong bảo vệ Nhà nước pháp quyền do dân và vì dân có rất nhiều câu chuyện xung quanh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1946, năm đầu tiên chúng ta xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa, Bác chỉ đạo khẩn trương soạn thảo Hiến pháp, trong đó Bác là Trưởng ban. Hiến pháp năm 1946 có dấu ấn của Bác rất nhiều, Bác chỉ đạo ghi một điều hết sức thiêng liêng, đó là mọi công việc hệ trọng của đất nước đều phải do nhân dân phúc quyết. Muốn như vậy phải có Luật trưng cầu ý dân để dân được đóng góp, được theo dõi, được quyền làm chủ, quyền công dân... Khi Bác đi bầu cử, Bác dậy sớm đến điểm bầu cử của mình. Theo thói quen, chúng ta bảo vệ Bác thường gạt nhân dân sang hai bên để mời Bác vào bỏ phiếu. Bác phê bình các chú, mọi người ở đây đều có quyền công dân như nhau, các chú làm vậy là sai luật đấy, phải tôn trọng nhân dân, mời người cao tuổi bỏ phiếu trước, Bác đến sau bỏ sau. Đến khi Bác vào bỏ phiếu, chúng ta cứ theo thói quen theo Bác để bảo vệ, Bác bảo các chú cứ đi ra hết để Bác tự bỏ phiếu và thực hiện nghĩa vụ công dân của mình. Trong thực hiện nghĩa vụ công dân có một chi tiết mà ai cũng nhớ mãi, đó là những ngày cuối đời, Bác cho gọi thư ký Vũ Kỳ vào căn dặn: Sau khi Bác mất, chú ra quận Ba Đình (Hà Nội) thực hiện khai tử cho Bác. Có lần họp Quốc hội, đúng lúc Bác là Trưởng đoàn đại biểu của Đảng ta sang Liên Xô để dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô, Bác là Chủ tịch nước mà tự viết đơn xin phép Quốc hội vắng mặt vì lý do đi công tác. Chúng ta học Bác ý thức và trách nhiệm như vậy.

Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hành tiết kiệm như một lối sống văn hóa để mang lợi ích cho nhân dân. Câu chuyện bữa ăn của Bác đạm bạc như bữa ăn của nhân dân được ông Bảo Đại (nguyên là Vua Bảo Đại), khi đó được Bác mời ra làm cố vấn cho Chính phủ, chứng kiến bữa cơm của Bác cùng với nhân viên phục vụ, lái xe chỉ ăn gạo đỏ, rau muống và muối vừng đã làm Bảo Đại dưng dưng nước mắt. Ông không ngờ một lãnh tụ của đất nước lại sống như vậy, ông Bảo Đại nói một câu rất thành tâm: Nếu cụ Chủ tịch cho phép, tôi cho người về Huế mang thức ăn Cung đình ra phục vụ? Bác trả lời, xin cám ơn ngài cố vấn, tôi dùng bữa với anh em vậy quen rồi, xin ngài đừng bận tâm. Chúng ta thấy dân chủ cũng như Nhà nước pháp quyền quan trọng là đạo đức của người cầm quyền, mà Bác là một tấm gương để chúng ta học tập, noi theo.

Gs, Ts Hoàng Chí Bảo (kể)

Lê Lâm (ghi)

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ

BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, khi Bác mới 40 tuổi. Cách đó 10 năm (1920) Bác là đồng sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Trong suốt cuộc đời Bác, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là vấn đề quan tâm thường trực của Bác. Để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh phải đáp ứng rất nhiều nguyên tắc, mà Hồ Chí Minh là người lý giải những nguyên tắc này rất sâu sắc bằng chính việc làm thiết thực, cụ thể. 

31/01/2018
"Quan Sơn muôn dặm một nhà, bốn phương vô sản đều là anh em"

BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một người yêu nước, thương dân, thiết tha với độc lập dân tộc, mà Người còn là chiến sỹ cộng sản chân chính. Bước ngoặt trong 10 năm đầu tiên trên hành trình tìm đường cứu nước đã đưa Bác tiếp cận tư tưởng của Lê-nin và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917). 

30/10/2017
"Đồng bào Kinh cũng như đồng bào dân tộc thiểu số khác đều là con một nhà"

BHG - Đất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, Bác Hồ rất chú trọng đến sự bình đẳng giữa các dân tộc, xem các dân tộc đều như con một nhà. Việc quan tâm, chú trọng đến đồng bào dân tộc thiểu số được thể hiện ngay sau Cách mạng Tháng Tám, năm 1945, đầu năm 1946 chúng ta đã tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số tại Playcu (Gia Lai). Tại Đại hội này, vì công việc của đất nước, đường sá đi lại khó khăn nên Bác không đến dự được mà gửi Đại hội bức thư vô cùng cảm động: Tôi vì bận nhiều công việc của Chính phủ, đường sá lại xa xôi, cách trở, tôi không vào được với các vị nên có mấy lời này mong các vị hiểu được tấm lòng của Chính phủ.

29/11/2017
"Lương y phải như từ mẫu"

BHG - Trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến những người làm trong ngành y. Cách đây 63 năm, ngày 27.2.1955, trong bức thư gửi Hội nghị Cán bộ Y tế được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. 

27/02/2018