Phong cách, tư duy khoa học trong tư tưởng Hồ Chí Minh

10:49, 20/03/2018

BHG - Phong cách là điểm đặc sắc của mỗi con người, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh phong cách được thể hiện trong nhận thức, hoạt động thực tiễn. Phong cách tư duy cách mạng và khoa học của Bác được gắn với cả quá trình rèn luyện, học tập, cố gắng.

Cách mạng của Việt Nam đi lên Chủ nghĩa xã hội đã bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa, khi đó Bác chỉ nói “đây là đặc điểm to nhất của nước ta”. Bác muốn nói lên sự khó khăn, phức tạp và nhiều chông gai trước mắt để người dân cả nước hình dung, cùng cố gắng vượt qua, đó là vấn đề trực cảm của Bác để phù hợp với trình độ và tâm lý của người Việt Nam. Một câu chuyện nữa là tại sao Bác thường viết ngắn, viết gọn, Bác dặn chúng ta không nên viết dài “dây cà ra dây muống” như vậy quần chúng không hiểu được đâu. Viết ngắn gọn, dễ hiểu để quần chúng làm và thực hiện ngay… tác phẩm Đường cách mệnh là tiêu biểu cho việc viết ngắn gọn, dễ hiểu. Bác cho biết, văn chương của tác phẩm này cốt ở hai chữ “cách mệnh” nói những điều giản dị như “hai với hai là bốn” để quần chúng nhận ra và đứng dậy hành động, đưa cách mạng đến thắng lợi.

Bác thường nói với chúng ta phải chú trọng cả cách nói, viết gần gũi với tâm lý của quần chúng. Trong Di chúc của Bác đã thể hiện tư duy khoa học, phong cách hiện đại và chỉ nhắc 2 lần từ “Chủ nghĩa xã hội”. Một là, Bác hình dung sau này cách mạng thắng lợi, Bác sẽ thay mặt nhân dân cả nước đi thăm các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Hai là, trong quá trình xây dựng đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội, Bác dặn chúng ta phải đưa thế hệ trẻ đi đào tạo để trở thành lớp cán bộ vừa hồng vừa chuyên. Về hình thức, Bác dùng từ “Chủ nghĩa xã hội” rất ít, nhưng về nội dung tư tưởng thì đạt đến chế độ chủ nghĩa xã hội nhiều nhất, thấm đẩm trong 1 nghìn từ của Di chúc. Bác dùng từ ngữ cũng rất khoa học, chẳng hạn Bác hay dùng từ “dân chủ” nó thể hiện điều cốt lõi nhất là dân làm chủ và dân là chủ. Hay là “cách mạng”, Bác nói là phá cái cũ đổi cái mới và giá trị cốt lõi của “cách mạng” là độc lập, tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Sâu xa hơn cả, phong cách, hành động của Hồ Chí Minh là phong cách vì con người, vì cuộc sống của dân. Ngay trong Di chúc, Bác viết “Chỉ tiếc không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Hiện nay, chúng ta học tập phong cách, tư duy khoa học từ Bác rất nhiều, trong hoạch định chiến lược của Đảng ta hiện nay, tập trung kết tinh nhất là trong Cương lĩnh, mà lịch sử Đảng ta, Cương lĩnh đầu tiên do Bác viết, đến Cương lĩnh hiện nay chúng ta vẫn học Bác ở phong cách nhất quán, kiên trì mục tiêu và lý tưởng, vững bước đi trên con đường chúng ta đã lựa chọn; dù khó khăn đến đâu cũng phải quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, luôn hướng đến cái đích hành động là vì nhân dân; học phong cách Bác để rèn luyện trở thành một người cách mạng chân chính, lấy lý tưởng, mục tiêu của mình để phục vụ đất nước, phục vụ lợi ích của nhân dân.

Gs, Ts Hoàng Chí Bảo (kí)

Lê Lâm (ghi)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ

BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, khi Bác mới 40 tuổi. Cách đó 10 năm (1920) Bác là đồng sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Trong suốt cuộc đời Bác, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là vấn đề quan tâm thường trực của Bác. Để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh phải đáp ứng rất nhiều nguyên tắc, mà Hồ Chí Minh là người lý giải những nguyên tắc này rất sâu sắc bằng chính việc làm thiết thực, cụ thể. 

31/01/2018
"Quan Sơn muôn dặm một nhà, bốn phương vô sản đều là anh em"

BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một người yêu nước, thương dân, thiết tha với độc lập dân tộc, mà Người còn là chiến sỹ cộng sản chân chính. Bước ngoặt trong 10 năm đầu tiên trên hành trình tìm đường cứu nước đã đưa Bác tiếp cận tư tưởng của Lê-nin và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917). 

30/10/2017
"Đồng bào Kinh cũng như đồng bào dân tộc thiểu số khác đều là con một nhà"

BHG - Đất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, Bác Hồ rất chú trọng đến sự bình đẳng giữa các dân tộc, xem các dân tộc đều như con một nhà. Việc quan tâm, chú trọng đến đồng bào dân tộc thiểu số được thể hiện ngay sau Cách mạng Tháng Tám, năm 1945, đầu năm 1946 chúng ta đã tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số tại Playcu (Gia Lai). Tại Đại hội này, vì công việc của đất nước, đường sá đi lại khó khăn nên Bác không đến dự được mà gửi Đại hội bức thư vô cùng cảm động: Tôi vì bận nhiều công việc của Chính phủ, đường sá lại xa xôi, cách trở, tôi không vào được với các vị nên có mấy lời này mong các vị hiểu được tấm lòng của Chính phủ.

29/11/2017
"Lương y phải như từ mẫu"

BHG - Trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến những người làm trong ngành y. Cách đây 63 năm, ngày 27.2.1955, trong bức thư gửi Hội nghị Cán bộ Y tế được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. 

27/02/2018