Quy hoạch vùng cây ăn quả có múi ở Bắc Quang

16:08, 01/05/2018

BHG - Là một trong những huyện trọng điểm phát triển cây cam của tỉnh, huyện Bắc Quang đang tập trung quy hoạch vùng cây ăn quả có múi trên địa bàn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Lãnh đạo xã Vĩnh Phúc (trái), kiểm tra vườn cam Vinh của anh Nguyễn Hải Mạnh, thôn Vĩnh Ban.
Lãnh đạo xã Vĩnh Phúc (trái), kiểm tra vườn cam Vinh của anh Nguyễn Hải Mạnh, thôn Vĩnh Ban.

Trong những năm qua, việc sản xuất cam đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế ngành Nông nghiệp của huyện; giải quyết công ăn, việc làm và đem lại cuộc sống ấm no, giàu có cho bao hộ dân nơi đây. Theo số liệu thống kê, đến nay, diện tích trồng cam, quýt của huyện Bắc Quang là trên 5.486 ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch đạt 3.151 ha; diện tích cam theo tiêu chuẩn VietGap tính đến hết năm 2017, đạt 1.665 ha. Năng suất bình quân 11,15 tạ/ha, sản lượng quả đạt 35.000 tấn. Giá thương lái mua vào thời điểm chính vụ khoảng 10 - 12 nghìn đồng/kg, nhiều nhà vườn thu về từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Những vựa cam lớn chủ yếu tập trung ở các xã: Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Vĩnh Tuy, Tân Thành.

Do giá trị kinh tế của cây cam rất cao, trong vòng 3 năm trở lại đây, người dân đua nhau trồng cam dẫn đến sự phát triển ồ ạt. Bà con một số địa phương nhanh chóng mở rộng diện tích mà chưa tính đến điều kiện đất đai, nên dẫn đến tình trạng cam Vinh đưa xuống ruộng chết do ngập úng hoặc thời gian cho quả rất ngắn; việc tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Mặc dù, cam Bắc Quang có mặt khắp nơi tên thị trường từ Nam ra Bắc, như các tỉnh: Hưng Yên, Nam Định, Bắc Giang, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; nhưng chủ yếu bán trực tiếp cho khách hàng và thương lái nên giá cả bếp bênh và phụ thuộc vào từng thời điểm thu mua.

Xã Vĩnh Phúc, địa bàn có diện tích cam lớn thứ 2 của huyện Bắc Quang, với 964 ha, chủ yếu là cam Sành và cam Vinh. Những hộ trồng cam có quy mô từ 0,5 ha trở lên đều có thu nhập ổn định. Đồng chí Hoàng Hải Chư, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phúc cho hay: “Chủ trương của xã không khuyến khích người dân đưa cây cam Vinh xuống ruộng, trừ những hộ có ruộng nhưng thiếu nước và nằm trong vùng quy hoạch; tuy nhiên, bà con vẫn trồng tự phát, dẫn đến bị úng nước. Theo kế hoạch năm 2018, xã chỉ trồng mới 28 ha cam, nhưng diện tích này đã tăng lên 50 ha và vượt chỉ tiêu. Với 580 ha cam đang cho thu hoạch, sản lượng đạt 1.500 tấn; khoảng 4 năm nữa, sản lượng sẽ cao gấp đôi; nếu thị trường tiêu thụ không ổn định, chắc sẽ gặp nhiều khó khăn”.

Trước thực trạng trên và dựa theo những nội dung cụ thể trong Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của UBND tỉnh giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Huyện Bắc Quang đã xác định quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các loại cây chủ lực có thế mạnh; qua đó, rà soát lại diện tích cây có múi phát triển nóng, không theo quy hoạch, phát triển trên diện tích đất không phù hợp; tiến hành chuyển đổi sang các loại cây trồng phù hợp có hiệu quả cao hơn. Vùng sản xuất cam tại 8 xã có nhiều lợi thế về phát triển cây ăn quả có múi gồm: Tân Thành, Đông Thành, Đồng Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Hảo, Tiên Kiều, Việt Hồng, Đồng Tâm. Thực hiện quy hoạch, sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân trong vùng. Đến năm 2025, dự kiến giá trị sản xuất cây có múi của huyện đạt trên 796 tỷ đồng; tổng diện tích khoảng 6,1 nghìn ha, với cơ cấu cam Sành chiếm 54,47%, cây có múi theo hướng VietGAP đạt 83%; sản lượng đạt trên 72,6 nghìn tấn; và đến năm 2030, sản lượng đạt khoảng 75,1 nghìn tấn.

Đồng chí Nguyễn Hồng Tuyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: “Các giải pháp cần tập trung thực hiện quy hoạch vùng cây có múi liên quan đến đất đai, đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến nông và cơ chế, chính sách,… Huyện chủ trương trồng dặm, thay thế, bổ sung những diện tích cam; đặc biệt diện tích cam Sành già cỗi để phát triển ổn định vùng cam. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và nông thôn; liên doanh liên kết, xây dựng thương hiệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là những tiền đề quan trọng để tạo bước đột phá cho việc phát triển cây cam. Nhằm giữ vững thương hiệu cam Sành, huyện thực hiện hỗ trợ 100% cho các tổ chức, cá nhân thâm canh vườn cam theo tiêu chuẩn VietGap; tiếp tục khuyến khích thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Hiệp hội cam Sành, Chi hội Nghề nghiệp trồng cam để tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa người trồng cam với các chuyên gia; nhằm tháo gỡ những khó khăn từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ”.

Bài, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đảng bộ xã Cao Mã Pờ tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế

BHG - Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, thời gian qua, Đảng bộ xã Cao Mã Pờ (Quản Bạ) đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, giúp người dân thoát nghèo bền vững.Đảng bộ xã biên giới Cao Mã Pờ có 13 chi bộ, 154 đảng viên; xã cách trung tâm huyện 36 km, đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, đời sống của người dân chủ yếu vẫn dựa vào làm nương rẫy… kinh tế tăng trưởng nhưng chưa bền vững, chưa phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, để phát triển toàn diện - Bí thư Đảng ủy xã Tẩn Dâu Cò chia sẻ...

30/04/2018
Người đảng viên dám nghĩ, dám làm

BHG - Đến thăm trang trại của anh Hà Ngọc Dân, sinh năm 1990, trú thôn Bảo An, thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ), khi anh đang chuẩn bị cỏ cho đàn bò. Anh Dân vui vẻ chào khách và mời vào nhà, đồng thời cũng luôn tay tranh thủ chuyển nốt cỏ vào khu chuồng bò. Người dân thôn Bảo An nhận xét, anh Dân là một đảng viên trẻ, luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động Đoàn, công tác xã hội ở địa phương, đồng thời mạnh dạn vay vốn theo Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh để đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi bò sinh sản, lợn, gà. Tạm dừng công việc đang làm, qua trò chuyện, tôi được biết anh Hà Ngọc Dân là một đảng viên năng động. Anh được kết nạp đảng vào năm 2012. 

30/04/2018
Đồng Văn sau 2 năm thực hiện khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng

BHG - Đại hội Đảng bộ huyện Đồng Văn lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra 2 khâu đột phá là "Nâng cao chất lượng công vụ, xây dựng chính sách, vận dụng cơ chế, đưa chính sách vào cuộc sống cho phát triển nhanh, bền vững" và "Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất". Sau 2 năm thực hiện, với cách triển khai cụ thể, linh hoạt sát với tình hình thực tế, bước đầu có sự chuyển biến tích cực, là "cú hích" lớn tạo đà cho những năm tiếp theo.

 

29/03/2018
Đảng bộ xã Kim Linh gắn công tác xây dựng Đảng với phát triển kinh tế - xã hội

BHG - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ xã Kim Linh, huyện Vị Xuyên luôn xác định nhiệm vụ phát triển KT-XH là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, từ đó tập trung lãnh đạo xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, tăng cường phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc khai thác tiềm năng, thế mạnh tạo nên sức mạnh nội lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương.

 

28/03/2018