Tăng cường quản lý hoạt động san, lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh

11:50, 02/10/2019

BHG - Thời gian qua, tại một số địa phương, các cấp chính quyền, đặc biệt cấp xã còn buông lỏng quản lý về đất đai; người dân tự ý đào, san lấp mặt bằng, phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất, dẫn đến nguy cơ sạt lở, nhất là trong mùa mưa…

Điểm san, đào đất trái phép tại tổ 14, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang).
Điểm san, đào đất trái phép tại tổ 14, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang).

Qua tìm hiểu được biết, tại thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên và Bắc Quang có 52 điểm đào, san lấp mặt bằng chưa được sự chấp thuận của chính quyền địa phương. Đồng chí Hoàng A Chinh, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Qua kiểm tra thực tế tại thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và công tác nắm tình hình trên địa bàn toàn tỉnh; hoạt động đào, san lấp mặt bằng phần lớn đều tự phát. Việc đào, san lấp mặt bằng, tự ý chuyển đổi từ đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp sang xây dựng nhà ở, kinh doanh thương mại đã làm hiện trạng đất bị thay đổi; quá trình vận chuyển đất đổ thải gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đời sống người dân. Nhiều vị trí san lấp mặt bằng lấn chiếm lòng sông, suối, phá vỡ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, thay đổi hiện trạng và hình thức sử dụng đất.

Hoạt động san, đào đất làm tắc cống, gây ngập úng tại Km 76 - Quốc lộ 2, đoạn Hà Giang - Tuyên Quang (ảnh chụp ngày 17.9.2019).
Hoạt động san, đào đất làm tắc cống, gây ngập úng tại Km 76 - Quốc lộ 2, đoạn Hà Giang - Tuyên Quang (ảnh chụp ngày 17.9.2019).

Thời gian gần đây, hoạt động đào, san lấp mặt bằng dọc tuyến Quốc lộ 2, đoạn chạy qua địa bàn tỉnh khá phổ biến. Điều đó cho thấy, công tác quản lý nhà nước còn buông lỏng, chưa quyết liệt; việc kiểm tra, xử lý mới dừng lại ở việc lập biên bản, tạm đình chỉ hoạt động; việc xử phạt vi phạm chưa mang tính răn đe. Sau xử phạt chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát nên người dân tiếp tục tự ý đào, san lấp mặt bằng.

Để tăng cường quản lý nhà nước về việc đào, san lấp mặt bằng; vừa qua, huyện Vị Xuyên đã tiến hành kiểm tra, rà soát, lập biên bản, đình chỉ hoạt động 23 trường hợp. Đồng chí Lý Nam Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên, cho biết: UBND huyện Vị Xuyên đã giao các phòng, ban chức năng phối hợp với các xã, thị trấn kiểm tra, giám sát các địa điểm tự ý đào, san lấp mặt bằng; lập biên bản, đình chỉ hoạt động và yêu cầu khắc phục hậu quả đối với 23 trường hợp tự ý đào, san lấp mặt bằng dọc tuyến Quốc lộ 2. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn do lực lượng mỏng; hoạt động đào, san lấp mặt bằng diễn ra lén lút tại các xã; chế tài xử lý vi phạm chưa quy định cụ thể… nên mới chỉ dừng lại ở lập biên bản, đình chỉ!

Nhu cầu đào, san lấp mặt bằng của các tổ chức, cá nhân hiện rất lớn; tuy nhiên, để hoạt động này được thực hiện đúng quy định của pháp luật, các tổ chức và người dân rất cần những quy định, hướng dẫn cụ thể. Cùng với đó, cơ quan quản lý nhà nước đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức sử dụng đất, không được tự ý đào, san lấp mặt bằng đất khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; nêu cao tinh thần tố giác, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm…

Bài, ảnh: VĂN NGHỊ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mong ước khẩn thiết từ tuyến đường về thôn Phín Ủng

BHG - Hiện nay, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã trên địa bàn huyện Quản Bạ đang bị xuống cấp, khiến việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn. Trong đó, tuyến đường đi thôn Phín Ủng, xã Nghĩa Thuận đang là nỗi ám ảnh của cuộc sống người dân. Tuyến đường từ trung tâm xã Nghĩa Thuận nối thôn Phín Ủng dài 6 km, ngày nắng, bề mặt đường khô ráo, tuy nhiên để đến được thôn phải mất hơn 50 phút. Anh Vàng Đức Chung, người dân thôn Phín Ủng cho biết...

31/07/2019
Nhiều tuyến đường ở Đồng Văn xuống cấp

BHG - Giao thông thuận lợi là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, thúc đẩy KT - XH ở mỗi địa phương phát triển. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống đường giao thông của huyện Đồng Văn đã được đầu tư tương đối đồng bộ từ huyện đến xã. Tuy nhiên, nhiều tuyến đường được đầu tư đã lâu, song thiếu kinh phí tu sửa, nâng cấp hàng năm nên dẫn tới tình trạng xuống cấp...

29/08/2019
Cần sớm chi trả tiền hỗ trợ hộ chăn nuôi bị dịch tả lợn châu Phi

BHG - Hơn 2 tháng sau khi xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại xã Tân Trịnh (Quang Bình); tính đến chiều 26.7, tổng số lợn chết và tiêu hủy là 3.300 con, trọng lượng trên 156 tấn. Gần 500 hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước khiến việc tái sản xuất, chuyển đổi mô hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Là hộ khó khăn, kinh tế trông chờ cả vào đàn lợn, nhưng dịch tả lợn châu Phi ập đến khiến gia đình ông Lý Văn Cán, thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức (Vị Xuyên)

29/07/2019
Công trình cấp nước thị trấn Tam Sơn chưa phát huy hiệu quả

BHG - Công trình cấp nước thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ) được khởi công năm 2013 với tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Phần Lan, BQL Các dự án cấp, thoát nước tỉnh làm chủ đầu tư; hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2015. Công trình được thiết kế với một trạm xử lý nước công suất 1.000 m3/ngày đêm; hệ thống đường ống dẫn nước thô từ các nguồn về trạm xử lý nước; đường ống dịch vụ đấu nối tới 639 hộ dân của thị trấn.

 

27/06/2019