Những ảnh hưởng tiêu cực do việc khai thác quặng mangan ở xã Ngọc Minh

10:46, 26/06/2019

BHG - Huyện Vị Xuyên có tổng số 13 điểm mỏ khai thác quặng mangan, trong đó tại xã Ngọc Minh có tới 9 điểm mỏ, chiếm gần 70%/tổng số mỏ quặng mangan của toàn huyện. Trong những năm qua, hoạt động khai thác quặng mangan trên địa bàn xã Ngọc Minh của một số công ty, doanh nghiệp được cấp phép khai thác đã làm ảnh hưởng lớn cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong vùng. Nhiều công ty, doanh nghiệp trong quá trình khai thác quặng không chấp hành theo cam kết bảo vệ môi trường và đánh giá tác động môi trường đã tiến hành đào đất, đổ thải hoặc đắp đập ngăn suối không đúng quy định nên vào mùa mưa lũ, sau mỗi trận mưa to làm sạt lở đất, kéo theo bùn thải tràn xuống nhiều diện tích đất sản xuất của người dân tại các thôn Bản Xám, Tiến Thành, thôn Pậu, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, nước sản xuất của người dân trong xã và vùng lân cận.

Có công ty, doanh nghiệp đã đóng cửa mỏ từ nhiều năm nay hoặc tạm ngừng khai thác nhưng việc khắc phục lại vị trí đổ thải, san gạt mặt bằng, trồng cây xanh tại vị trí khai thác quặng hay nạo vét dòng suối đã không được thực hiện theo cam kết; nhiều diện tích đất sản xuất của người dân bị bồi lấp, bị ô nhiễm không thể trồng cấy cũng chưa được các công ty, doanh nghiệp bồi thường hoặc bồi thường quá chậm gây bức xúc trong nhân dân. Qua đây các cấp, ngành chức năng liên quan của tỉnh, huyện Vị Xuyên cần có giải pháp, vào cuộc quyết liệt hơn nữa để trả lại cuộc sống bình yên nơi vùng quê Ngọc Minh.

Khu vực đổ đất thải quặng ngay sát bờ suối của Công ty TNHH Tường Phong tại thôn Bản Xám, xã Ngọc Minh vẫn chưa được khắc phục mặc dù đã tạm ngừng hoạt động từ năm 2017.
Khu vực đổ đất thải quặng ngay sát bờ suối của Công ty TNHH Tường Phong tại thôn Bản Xám, xã Ngọc Minh vẫn chưa được khắc phục mặc dù đã tạm ngừng hoạt động từ năm 2017.

    

Nhiều diện tích đất sản xuất của người dân thôn Tiến Thành, xã Ngọc Minh đã bị bùn đất thải tràn xuống và bồi lấp không thể trồng cấy do việc khai thác quặng của Công ty TNHH Tường Phong và Công ty Cổ phần Cao nguyên đá
Nhiều diện tích đất sản xuất của người dân thôn Tiến Thành, xã Ngọc Minh đã bị bùn đất thải tràn xuống và bồi lấp không thể trồng cấy do việc khai thác quặng của Công ty TNHH Tường Phong và Công ty Cổ phần Cao nguyên đá

                          

Những thửa ruộng của người dân thôn Bản Xám cho năng xuất thấp vì ô nhiễm nguồn nước từ khai thác khoáng sản.
Những thửa ruộng của người dân thôn Bản Xám cho năng suất thấp vì ô nhiễm nguồn nước từ khai thác khoáng sản.

             HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cần giải quyết dứt điểm ảnh hưởng từ hoạt động khai thác đá tới người dân thôn Nà Tèn

BHG - 3 năm qua, một số hộ dân thôn Nà Tèn, thị trấn Yên Minh (Yên Minh) không ít lần kêu cứu đến các cấp, ngành chức năng về ảnh hưởng từ hoạt động khai thác đá của 2 mỏ đá Pắc Luốc 1 và Pắc Luốc 2. Tuy nhiên, cho đến nay, những kiến nghị đó vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Mỏ đá Pắc Luốc 1 và Pắc Luốc 2 thuộc địa phận thôn Nà Tèn, được cấp phép cho Công ty TNHH Thanh Long năm 2014, với diện tích 1,17 ha, công suất khai thác 20 nghìn m3 nguyên khai/năm, thời hạn khai thác 25 năm và HTX Tân Thành được cấp phép năm 2015, diện tích trên 2 ha, công suất 25 nghìn m3 nguyên khai/năm, thời hạn 26 năm. 

29/11/2018
Một số tuyến đường ở Quang Bình rất cần được sửa chữa

BHG - Tuyến đường từ thị trấn Việt Quang (Bắc Quang) đến xã Xuân Giang (Quang Bình) đi qua các xã: Việt Hồng (Bắc Quang), Yên Hà, Xuân Giang, Bằng Lang (Quang Bình); tuyến Tỉnh lộ 178 đoạn từ thị trấn Yên Bình (Quang Bình) đến xã Bằng Lang hiện nay đang xuống cấp trầm trọng. Người dân sinh sống dọc các tuyến đường này mong muốn được Nhà nước đầu tư sửa chữa để bà con đi lại thuận tiện.

 

29/05/2019
Cầu treo xuống cấp, nguy hiểm luôn "rình rập" người dân xã Yên Cường

BHG - Cầu treo từ thôn Đồn Điền đi thôn Tiến Xuân, xã Yên Cường (Bắc Mê) được xây dựng từ vài chục năm trước, nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Sau những ngày mưa dầm, cây cầu đang đứng trước nguy cơ sập, gãy gây nguy hiểm cho người dân khi di chuyển qua cầu. Theo quan sát, cây cầu treo xuống cấp khiến cho việc lưu thông hàng hóa cũng bị ảnh hưởng, làm kinh tế địa phương chậm phát triển. Cầu dài hơn 20 m, rộng 1,8 m, mặt cầu được làm bằng gỗ, thành cầu được làm bằng sắt đan...

25/10/2018
Cần sớm có giải pháp khắc phục tình trạng bồi lấp sông Ma

BHG - Sông Ma chảy qua xã Tùng Bá (Vị Xuyên), cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, lòng sông Ma đã, đang bị bồi lấp, thay đổi dòng chảy, sạt lở 2 bên bờ nghiêm trọng; hàng chục ha đất sản xuất nông nghiệp nằm ven sông cũng bị sạt lở, vùi lấp không thể phục hóa… Điều này, ảnh hưởng lớn tới đời sống, sản xuất của hàng trăm hộ dân nơi đây. Theo báo cáo của UBND huyện Vị Xuyên: Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Tùng Bá gần 276 nghìn m2 thuộc sự quản lý của 434 gia đình, cá nhân. 

24/10/2018