Hà Giang

Cần khẩn trương đầu tư nâng cấp, sửa chữa hồ "treo" xã Khâu Vai

08:31, 14/09/2017

BHG- Thời gian qua, trên địa bàn huyện Mèo Vạc đã xảy ra mưa kéo dài với lượng mưa lớn, làm sạt lở nhiều tuyến đường giao thông và các công trình thủy lợi, trong đó có hồ “treo” xã Khâu Vai (Mèo Vạc) bị sạt chân kè nghiêm trọng và có nguy cơ bị sạt sâu hơn làm đe dọa đến an toàn của hồ chứa nước.

Khu vực chân kè hồ “treo” xã Khâu Vai bị sạt lở.
Khu vực chân kè hồ “treo” xã Khâu Vai bị sạt lở.

Hồ “treo” xã Khâu Vai được thi công năm 2008 và đưa vào sử dụng năm 2009 do Sở Nông nghiệp và PTNT là chủ đầu tư; cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 800 nhân khẩu. Hồ có dung tích chứa 4000m3 nước. Sau khi hoàn thành và được bàn giao đến trước thời điểm xảy ra sự cố, hồ hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực trung tâm xã Khâu Vai, gồm: Trụ sở UBND xã; các đơn vị trường học; các công trình phúc lợi và dân cư trung tâm xã; nhưng đến cuối tháng 6.2017, do ảnh hưởng của mưa lớn đã làm mái ta-luy âm chân móng hồ bị sạt lở với chiều dài khoảng 60m, rộng 10m, cao 15m làm mất đường giao thông, khiến hai thôn Khâu Vai B và thôn Pó Ngần bị cô lập hoàn toàn.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, Sở Nông nghiệp và PTNN cùng UBND huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo các đơn vị chức năng có liên quan có những biện pháp khắc phục tạm thời như: Làm đường giao thông tạm thời đi hai thôn Khâu Vai B và thôn Pó Ngần; tháo bớt nước trong hồ để giảm áp lực nước;  thực hiện che bạt tại vị trí bị sạt lở; cắm biển cảnh báo nguy hiểm...

Đồng chí Lê Văn Qúy, Bí thư Đảng ủy xã Khâu Vai, cho biết: Sau khi sự cố xảy ra, UBND xã cũng đã dựng lều, cử người trực tại khu vực chân kè hồ; cắm biển cảnh báo nguy hiểm; tuyên truyền cho người dân sử dụng nước sinh hoạt tiết kiệm; vận động bà con chung tay, góp sức làm đường giao thông tạm thời đi hai thôn Khâu Vai B và thôn Pó Ngần...

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn lâu dài cho hồ trong điều kiện thời tiết còn diễn biến phức tạp cũng như đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và đảm bảo giao thông cho hai thôn Khâu Vai B và thôn Pó Ngần; cần phải có những biện pháp khắc phục triệt để, lâu dài để đảm bảo an toàn cho công trình. Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay các biện pháp khắc phục chỉ mang tính tạm thời, những lúc mưa thì khu vực chân kè bị sạt càng sạt sâu vào trong hơn, làm mất an toàn cho hồ, giao thông đi lại hai thôn rất trơn, trượt gây nguy hiểm cho người dân đi lại, nguồn nước sinh hoạt của người dân đang dần bị hạn chế.

Rất mong sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền sớm khắc phục để tránh những sự cố nghiêm trọng hơn xảy ra.

Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bao giờ người dân 4 thôn: Độc Lập, Thâm Quảng, Nà Nhùng và Nà Nôm có cầu để đi

BHG- "Không có cây cầu cứng qua con suối, người dân 4 thôn dễ gặp nhiều hiểm nguy. Bởi thế, chúng tôi rất muốn Nhà nước đầu tư cho thôn có một cây cầu tràn vững chãi để qua suối...". - Đó là mong muốn của 321 hộ sinh sống tại các thôn Độc Lập, Thâm Quảng, Nà Nhùng và Nà Nôm, xã Đường Âm (Bắc Mê).

31/05/2017
Ý kiến người dân: Đề nghị đổi lại tên cầu

BHG - Tuyến Quốc lộ 2 (QL2) thuộc hệ thống Quốc lộ do cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải quản lý. Tại km 8+801m, đường Hà Giang đi Hà Nội (địa điểm tại thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức) có ,1 cây cầu hiện đang được khai thác sử dụng. Cây cầu này trước đây được xây dựng năm 1929, có tên là cầu LÀNG NÙNG.

31/03/2017
Thành phố Hà Giang xử lý quyết liệt việc xây dựng không phép, sai phép tại tổ 3, tổ 4, phường Quang Trung

BHG- Thời gian vừa qua, trên địa bàn tổ 3, tổ 4, phường Quang Trung, thành phố Hà Giang đã xảy ra nhiều sai phạm trong quá trình xây dựng không phép, sai phép. Điều này tạo dư luận không tốt, gây bất bình cho người dân trên địa bàn. Trước tình trạng này, thành phố Hà Giang đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, giải quyết dứt điểm tình trạng xảy ra, đồng thời làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan.

22/08/2017
250 hộ dân xã Quảng Ngần "ngóng" điện lưới Quốc gia

BHG- Câu chuyện về những bản làng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa mong có điện thắp sáng để thuận tiện cho sản xuất, sinh hoạt ở tỉnh ta đang còn rất nhiều; bởi địa hình đồi núi phức tạp, hiểm trở và chưa đủ kinh phí để "nhà điện" đầu tư, xây lắp đường dây điện. 

21/06/2017