Xã Chế Là, người dân 6 thôn "ngóng" điện về

17:30, 01/05/2017

Cách trung tâm huyện hơn 20 km về phía Đông, Chế Là là xã vùng III còn nhiều khó khăn của huyện Xín Mần, với tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 còn trên 64%. Hiện nay, xã vẫn còn 6/13 thôn, bản chưa được sử dụng điện lưới Quốc gia, hơn 300 hộ dân với trên 1.500 khẩu của các thôn: Cốc Cang, Cốc Đông, Cốc Chứ, Gì Thàng, Xỉn Khâu, Đoàn Kết vẫn đang mòn mỏi "ngóng" điện về.

Con đường còn gập ghềnh, dốc đứng nhưng vài cây số vào thôn Gì Thàng cũng đã có những đoạn được đổ bê - tông theo chương trình làm đường Đại đoàn kết của địa phương. Vào diện khó khăn của xã, nhưng người dân trong thôn đã có những hộ nuôi đến gần chục con trâu, bò và chăn nuôi nhiều dê. Tuy nhiên, khó khăn kìm hãm đời sống của bà con Gì Thàng nhất vẫn là chưa có điện lưới Quốc gia sử dụng.

Anh Giàng Seo Chúng, Trưởng thôn Gì Thàng, cho biết: “Thôn hiện có 62 hộ với 333 khẩu, 100% người Mông, trồng 15,5 ha lúa, 20 ha ngô, nuôi gần 150 con trâu, bò và vài chục con dê. Ngoài trồng lúa, ngô, chè, cỏ chăn nuôi, bà con còn trồng rừng kinh tế. Nhưng do thiếu điện, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, nên phát triển kinh tế, cải thiện đời sống rất khó khăn. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của thôn còn trên 85%. Cuối năm 2015, có 38 hộ trong thôn đã cùng họp bàn thống nhất, đóng góp hơn 1 triệu đồng/hộ và làm hồ sơ gửi Chi nhánh điện của huyện xin kéo điện. Còn lại những nhà khó khăn cũng đành chịu cảnh sống tăm tối, nóng nực không có điện. Khổ nhất là các em học sinh mầm non, tiểu học chưa có điểm trường, phải học ghép tại trụ sở thôn.

Sử dụng điện bằng máy phát mi - ni ở Gì Thàng chỉ có thể thắp sáng được 1-2 bóng đèn... tiết kiệm điện (!). 					Ảnh: MỸ HẰNG
Sử dụng điện bằng máy phát mi - ni ở Gì Thàng chỉ có thể thắp sáng được 1-2 bóng đèn... tiết kiệm điện (!). Ảnh: MỸ HẰNG

Anh Vàng Seo Páo ngao ngán: “Khổ lắm, cứ tối tăm mù mịt mãi, quanh năm làm không đủ ăn, mùa hè đến thì nóng không chịu nổi, nên có khó mấy mình cũng cố đến cuối năm 2015 dành dụm tiền cùng với bà con đưa điện về. Nhưng điện yếu lắm, chỉ thắp sáng, thi thoảng bật quạt, ti - vi thì bật mãi mới lên. Đó là mình may mắn, còn nhiều nhà khác chịu cảnh tối, vì kinh phí để đưa điện về nhà vượt khả năng”. Cách đó không xa là nhà anh Vàng Seo Dìn, anh cho hay: “Nhìn nhà bên cạnh có điện, mình buồn lắm, nhà ở xa quá, nghèo nên không có tiền kéo điện về.

Với 38 hộ dân ở thôn Gì Thàng may mắn có điều kiện kéo điện về nhà, nhưng số tiền bà con bỏ ra cũng gần 50 triệu đồng, một số tiền không hề nhỏ so với điều kiện cuộc sống của người dân mà có đến trên 85% là hộ nghèo. Vấn đề không có điện để sử dụng, năm nào bà con cũng phản ánh với chính quyền trong các buổi tiếp xúc cử tri, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có chuyển biến đáng kể. Một số hộ tự kéo điện bằng cách dùng máy phát điện mi - ni lắp đặt ở suối, nhưng nguồn điện rất yếu, vào mùa khô, nước suối cạn, loại máy này cũng không hoạt động được. Bao nhiêu năm nay, người dân thôn Gì Thàng cùng 5 thôn, bản khác vẫn đau đáu mong ước có điện.

Anh Tô Xuân Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Chế Là cho biết: “Trên địa bàn xã, có 6/13 thôn là Cốc Cang, Cốc Đông, Cốc Chứ, Gì Thàng, Xỉn Khâu, Đoàn Kết với khoảng trên 1.500 khẩu chưa có điện Quốc gia. Xã thường xuyên đề xuất lên cấp trên bố trí kinh phí kéo điện về. Nhưng do bà con sống rải rác, không tập trung, địa hình phức tạp, kinh phí cho các điểm thiếu điện trên địa bàn xã khá cao, nên nhiều năm nay việc cấp điện cho bà con cũng chỉ làm từng bước, chứ không đủ vốn để hoàn thành một lần. Các đơn vị liên quan và tỉnh cũng đã khảo sát đặt 2 Trạm biến áp cung cấp cho bà con. Nhưng đến nay chưa thấy gì. Hy vọng ước mơ có điện của hàng trăm hộ dân sẽ dần được hiện thực hóa”.

MỸ HẰNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ý kiến người dân: Đề nghị đổi lại tên cầu

BHG - Tuyến Quốc lộ 2 (QL2) thuộc hệ thống Quốc lộ do cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải quản lý. Tại km 8+801m, đường Hà Giang đi Hà Nội (địa điểm tại thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức) có ,1 cây cầu hiện đang được khai thác sử dụng. Cây cầu này trước đây được xây dựng năm 1929, có tên là cầu LÀNG NÙNG.

31/03/2017
Công viên mini Minh Khai cần được quản lý để sử dụng đúng công năng

BHG - Hệ thống công viên trong đô thị là không gian để mọi người đi dạo, nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian lao động mệt mỏi. Bên cạnh đó, hệ thống vườn hoa, cây xanh của các công viên còn có vai trò hết sức quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan đô thị, bảo vệ môi trường...

30/08/2016
Hơn 3 năm, đường đến trung tâm xã Phiêng Luông vẫn chưa hoàn thành (!)

BHG- Những năm qua, hàng ngàn người dân xã Phiêng Luông (Bắc Mê) phải đi trên tuyến đường đá cấp phối lổn nhổn, gồ ghề. Nguyên nhân là do gần 3 km đường tới trung tâm xã được khởi công xây dựng rồi bỏ dở hơn 3 năm đến nay vẫn chưa hoàn thành.

29/09/2016
Công trình thủy lợi Phai Xoong Hỏ cần sửa chữa, nâng cấp

BHG- Đập thủy lợi Phai Xoong Hỏ ở thôn Sơn Nam, xã Hương Sơn (Quang Bình) được xây dựng và đưa vào sử dụng cách đây hơn chục năm, với kinh phí lên đến hàng tỷ đồng. Qua thời gian dài sử dụng, do ảnh hưởng của thiên tai, đến nay,  công trình đã xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của hàng trăm hộ thuộc 2 thôn Buông và Sơn Nam của xã Hương Sơn. 

25/10/2016