Sạt, lở trên tuyến đường Cốc Pài – Pà Vầy Sủ:

Nguy hiểm rình rập

07:47, 13/08/2015

BHG- “Cứ mỗi khi trời mưa thì con đường nối từ trung tâm huyện Xín Mần vào UBND xã Pà Vầy Sủ lại trở nên tắc nghẽn vì sạt lở đất, không thể lưu thông được”. Đó là ý kiến của người dân xã Pà Vầy Sủ (Xín Mần) về tình trạng sạt, lở đất, đá nghiêm trọng xảy ra trên tuyến đường này gây nguy hiểm cho người dân khi lưu thông trên đường.

Nhiều đoạn trên tuyến đường này bị hư hỏng nghiêm trọng.
Nhiều đoạn trên tuyến đường này bị hư hỏng nghiêm trọng.

Tuyến đường Cốc Pài – Pà Vầy Sủ có chiều dài 16km được thông xe vào năm 2002. Con đường được rải nhựa có chiều rộng 3,5m đảm bảo cho các loại phương tiện lưu thông qua đây. Từ khi con đường được mở đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân xã vùng biên Pà Vầy Sủ trong việc đi lại và giao lưu buôn bán với bên ngoài. Thế nhưng, từ năm 2010 đến nay, tình trạng sạt, lở đất, đá xảy ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng trên tuyến đường này đã gây thiệt hại về người và tài sản của người dân. Theo lãnh đạo xã Pà Vầy Sủ cho biết: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt, lở trên là do địa hình bề mặt của vùng đất Pà Vầy Sủ có độ dốc tương đối lớn. Bên cạnh đó, kết cấu đất ở đây không bền dẫn đến khi mưa xuống, đất không bám dính được nên thường xuyên xảy ra tình trạng sạt, lở. Mặt khác, theo người dân Pà Vầy Sủ thì kể từ khi mở con đường từ UBND xã đi đến thôn Xi Khà Lá (xã Chí Cà) nằm phía trên tuyến đường Cốc Pài – Pà Vầy Sủ vào năm 2012 đã gây ảnh hưởng nhiều đến kết cấu của đất, làm cho mức độ sạt, lở ở tuyến đường này trở nên nhiều hơn. Sạt, lở đất kéo theo các tảng đá lớn lăn từ trên cao xuống gây nguy hiểm cho người đi đường, dẫn đến  nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên tuyến đường này. Năm 2012, một vụ tai nạn do đá lăn tại khu vực trên tuyến đường này đã lấy đi sinh mạng của một thầy giáo dạy cấp 1 ở Pà Vầy Sủ khi đang lưu thông trên tuyến đường này từ UBND xã ra thị trấn Cốc Pài. Cũng trong năm 2012, một người dân khi đang đi làm nương thì bất ngờ bị một tảng đá lăn từ trên cao xuống làm bị thương nặng. Đó là còn chưa kể đến nhiều vụ tai nạn do sạt, lở trên tuyến đường này đã “hạ gục” nhiều phương tiện khi di chuyển qua đây. Hàng năm, trên tuyến đường này có đến hàng chục vụ tai nạn gây thương tích cho người đi đường. Ngoài việc bị sạt, lở đất thường xuyên thì với địa hình một bên là vực sâu càng làm tăng độ nguy hiểm cho tuyến đường này. Từ đầu tháng 7 đến nay, tuyến đường Cốc Pài – Pà Vầy Sủ liên tục bị sạt, lở, nhiều đoạn đường do nước mưa xói mòn làm cho con đường bị hư hỏng nặng. Toàn bộ bề mặt đường được rải nhựa nay đã bị bong tróc xuống cấp nhanh chóng. Theo phóng viên ghi nhận tại hiện trường, chỉ tính riêng ngày 4.8 vừa qua, trên tuyến đường này đã có 6 điểm sạt, lở nghiêm trọng với khối lượng ước tính khoảng 583m3 đất, đá và nhiều điểm sạt, lở khác làm cho tuyến đường hư hỏng nặng, giao thông đi lại bị tê liệt hoàn toàn. Anh Lù Văn Hiền, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong những ngày vừa qua, xã đã phải huy động người dân, Công an viên, dân quân tự vệ, đoàn viên, thanh niên đi khắc phục tình trạng sạt, lở ở tuyến đường này. Bên cạnh đó, máy múc phải thường xuyên túc trực ở đây để khi có sạt, lở thì kịp thời khắc phục.

Năm nay, xã Pà Vầy Sủ được cấp kinh phí 173 triệu đồng để duy tu, bảo dưỡng các công trình đường bộ. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay riêng tuyến đường từ Cốc Pài – Pà Vầy Sủ, xã đã phải 3 lần thuê máy múc san ủi mặt đường do sạt, lở với chi phí trên 50 triệu đồng, đó là chưa kể đến việc khắc phục sạt, lở tại các tuyến đường từ UBND xã đi đến các thôn. Theo lãnh đạo UBND xã Pà Vầy Sủ cho biết thêm: Mới bắt đầu mùa mưa nhưng trước tình trạng sạt, lở xảy ra thường xuyên trên tuyến đường Cốc Pài – Pà Vầy Sủ thì chắc chắn nguồn kinh phí được cấp sẽ không đủ cho công tác khắc phục sạt, lở đất ở đây. Vì vậy, người dân và lãnh đạo xã Pà Vầy Sủ cũng mong muốn và đề nghị các cấp, các ngành cần có biện pháp để khắc phục tình trạng sạt, lở tuyến đường Cốc Pài – Pà Vầy Sủ đồng thời hỗ trợ thêm kinh phí khắc phục sạt, lở đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân. Bên cạnh đó, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người đi đường.

THÀNH NHÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ưu tiên kinh phí sửa chữa Nhà máy Thủy điện Tiên Nguyên

HGO- Cử tri xã Tân Trịnh (Quang Bình) đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng có giải pháp xử lý đối với các công trình thủy điện nhỏ được xây dựng trên địa bàn huyện Quang Bình đến nay đã hỏng, không có tổ chức, cá nhân nào quản lý.

31/01/2015
Đường điện thôn Sủng Cáng sẽ sớm được đấu nối

HGO- Sau khi bà con thôn Sủng Cáng, xã Sủng Trà (Mèo Vạc) có ý kiến kiến nghị về tình trạng hệ thống đường điện đã kéo về thôn nhưng hơn một năm nay vẫn chưa đóng điện cho người dân sử dụng điện lưới phục vụ sinh hoạt và sản xuất. 

31/01/2015
Đường làm xong, dân chưa được đền bù giải phóng mặt bằng(!)

BHG- Đây là vấn đề xảy ra trên một số công trình đường giao thông tại địa bàn huyện Yên Minh. Điều này khiến người dân nảy sinh nhiều bức xúc và kiến nghị trong các cuộc tiếp xúc cử tri nhưng vẫn chưa được giải quyết.

23/05/2015
Người dân 12 thôn, bản xã Tiên Nguyên mong có điện lưới Quốc gia

BHG- Tiên Nguyên là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Quang Bình, cách trung tâm huyện lỵ 25km. Toàn xã có 14 thôn bản, với gần 900 hộ dân, gần 5.000 nhân khẩu của 5 dân tộc Dao, Tày, Kinh, Nùng, Mông sinh sống, trong đó dân tộc Dao chiếm 87% tổng số dân. 

23/04/2015