Hà Giang

"Đánh thức" tiềm năng - thu hút đầu tư ở Bắc Quang

19:42, 08/11/2017

BHG - Nằm ở vị trí đắc địa, “cửa ngõ vùng động lực” của tỉnh, thời gian qua, huyện Bắc Quang đã tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư kết cấu hạ tầng; hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Bằng những giải pháp đồng bộ, Bắc Quang đang “đánh thức” tiềm năng, thu hút đầu tư (THĐT), tạo động lực thúc đẩy KT – XH ở địa phương phát triển.

 Với hệ thống giao thông thuận lợi, Bắc Quang được xem là địa phương có nhiều lợi thế THĐT.
Với hệ thống giao thông thuận lợi, Bắc Quang được xem là địa phương có nhiều lợi thế THĐT.

Để đẩy nhanh tốc độ phát triển KT – XH, Bắc Quang đã chủ động, tranh thủ các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng; chú trọng công tác quy hoạch, nhất là hệ thống giao thông; bổ sung điều chỉnh quy hoạch, bảo đảm sát thực tiễn của huyện. Bên cạnh đó, huyện tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư tại địa phương, kết hợp, tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ các nguồn vốn T.Ư, từng bước THĐT theo hình thức đối tác công - tư.

Đồng chí Lê Mạnh Dũng, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng Bắc Quang cho biết: Đến nay, 100% số xã trên địa bàn đã được cứng hóa tuyến đường trung tâm từ huyện đến xã; hệ thống kênh mương, thủy lợi được cải tạo, nâng cấp, phục vụ tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp; 100% các xã có trụ sở, trạm y tế kiên cố; 92% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch; 96,7% dân số được sử dụng điện sinh hoạt; năng suất, sản lượng lương thực tăng lên. Hạ tầng đô thị của thị trấn Việt Quang, Vĩnh Tuy cơ bản được hoàn thiện; 100% các tuyến đường nội thị được cứng hóa và có hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống vỉa hè được chỉnh trang. Đến nay, toàn huyện có 3 xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về xây dựng NTM. Đồng thời, huyện đã cơ bản hình thành các cụm, điểm công nghiệp như: Cụm công nghiệp Nam Quang ở tổ 7 thị trấn Việt Quang; Cụm công nghiệp Km39 Tân Thành... và thu hút nhiều dự án có quy mô lớn như Thủy điện Sông Lô 4, 5, 6, Sông Con 3.

Bên cạnh đó, Bắc Quang được đánh giá có mạng lưới giao thông phát triển khá đồng bộ với khoảng 45km Quốc lộ 2 chạy qua, đây là tuyến giao thông huyết mạch nối liền từ Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy về Hà Nội; tuyến tỉnh lộ 183 nối với huyện Lục Yên (Yên Bái); tỉnh lộ 177 nối với huyện Hoàng Su Phì; tuyến Quốc lộ 279 nối với huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) và huyện Quang Bình; tuyến đường từ trung tâm huyện Bắc Quang nối với cao tốc Hà Nội - Lào Cai khoảng 60km đã được bổ sung vào quy hoạch đường cao tốc đoạn Hà Giang nối với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

Bắc Quang được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhất là quy mô dân số lớn với trên 112 nghìn người, dân số trong độ tuổi lao động trên 56 nghìn người. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được cải thiện, mỗi năm Trường Trung cấp Nghề và các cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo cho trên 1.000 lao động nông thôn. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên của huyện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hoá. Với tổng diện tích tự nhiên hơn 110.564 ha; trong đó, đất nông nghiệp chiếm tới hơn 85% diện tích, cùng với khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho việc trồng các cây nguyên liệu giấy, chè, dược liệu, cây ăn quả; các xã phía Đông sông Lô có diện tích chăn thả lớn, thuận lợi phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Bên cạnh đó, Bắc Quang còn có diện tích rừng trồng lớn với trên 21 nghìn ha; trong đó, hàng nghìn ha đã đến tuổi thu hoạch, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có nhiều loại tài nguyên, khoáng sản như: Vàng sa khoáng, mangan, cao lanh, sắt, đá vôi, cát, sỏi, mỏ sét và nhiều sông, suối lớn, nhỏ có tiềm năng thủy điện khá lớn; nhiều điều kiện để phát triển du lịch với khung cảnh núi non hùng vĩ, hệ động, thực vật phong phú, khí hậu trong lành, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như thác Thuý, hồ Quang Minh, suối nước nóng xã Tân Lập; nhiều di tích lịch sử, văn hóa, đền chùa; các làng nghề truyền thống; bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng...

Bí thư Huyện ủy Bắc Quang Trần Văn Hòa cho biết: Hiện nay, huyện đang tập trung phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, nâng cao đời sống người dân; thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; đẩy mạnh cơ giới hóa, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực có thế mạnh như: Cam, chè, lạc, chăn nuôi đại gia súc, cây dược liệu. Để phát huy tiềm năng, huyện tăng cường THĐT, phát triển ngành công nghiệp chế biến lâm sản, nông sản để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Thời gian qua, huyện Bắc Quang đã chủ động thu hút các nhà đầu tư và xác định doanh nghiệp là đối tượng phục vụ. Do đó, huyện cam kết tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch; nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, gọn nhẹ; tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật; cung cấp đủ quỹ đất và hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận đất đai thuận lợi; cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng; đảm bảo an ninh trật tự để các nhà đầu tư an tâm kinh doanh. Đồng thời, huyện nỗ lực thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi của T.Ư, của tỉnh như: Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND, Nghị quyết số 86/2017/NQ-HĐND, Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chính sách phát triển du lịch...

  Bài, ảnh: ĐẶNG KIM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quang Bình thu hút các dự án đầu tư vào Cụm công nghiệp Tân Bắc

BHG-Quang Bình - huyện vùng động lực của tỉnh, có nhiều tiềm năng phát triển KT-XH và thu hút đầu tư. Ngoài những lợi thế được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nơi đây còn có hệ thống hạ tầng cơ sở tương đối đồng bộ, mạng lưới giao thông thuận lợi, tính kết nối cao, khả năng vận chuyển hàng hóa giữa các vùng, miền thuận tiện. 

31/10/2017
Tổ hợp Khu vui chơi giải trí cao cấp Quản Bạ cơ hội vàng cho nhà đầu tư

BHG-Quản Bạ, huyện cửa ngõ vùng Cao nguyên đá, cách thành phố Hà Giang hơn 40km, với nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như: Núi Cô tiên, động Lùng Khúy, hang Khố Mỷ cùng nhiều đặc sản ẩm thực mang nét đặc trưng riêng của đồng bào 18 dân tộc sinh sống nên mỗi năm đã thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến vùng đất này.

 

27/10/2017
Cần "đánh thức" tiềm năng, khai thác hiệu quả Khu du lịch, vui chơi, giải trí Công viên nước Hà Phương

BHG-Nằm ở vị trí đắc địa, với phong cảnh "Sơn thủy – hữu tình" - Khu du lịch, vui chơi, giải trí Công viên nước Hà Phương (DLVCGT CVNHP) cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 4 km, bám theo tuyến đường huyết mạch đi Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, mỗi năm có chục nghìn lượt khách trong nước, quốc tế qua lại, đến tham quan, giải trí. Tiềm năng phát triển rất lớn, tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, Khu DLVCGT CVNHP chưa được khai thác hiệu quả.

25/10/2017
Hà Giang - điểm đến đầy triển vọng của các nhà đầu tư

BHG - Nằm phía cực Bắc Tổ quốc, tỉnh ta được mệnh danh vùng đất đầy tiềm năng, có sức hút mãnh liệt đối với các nhà đầu tư. Mỗi khác biệt về địa hình, khí hậu, tài nguyên, tập quán sinh hoạt của đồng bào các dân tộc... đều trở thành lợi thế cạnh tranh. Những năm gần đây, tỉnh ta đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách cụ thể, nhằm đánh thức tiềm năng và đã có nhà đầu tư lớn, mạnh dạn triển khai dự án, bước đầu hứa hẹn những thành công.

23/10/2017