Tác hại của việc hút thuốc lá

07:52, 13/12/2016

BHG - Theo tổ chức Y tế thế giới hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá., cứ 8 giây lại có một người chết do hút thuốc lá trung bình mỗi năm có khoảng 5 triệu người chết do hút thuốc lá và ước tính đến năm 2025, con số này sẽ lên 10 triệu người .

Tại Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 56,1%, ở nữ là 1,8%, và mỗi năm có khoảng 30.000-40.000 ca tử vong do thuốc lá. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam nghĩa là vào khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới, tới năm 2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại.

Khói thuốc lá chứa tới hơn 4700 chất hoá học, phần lớn là chất độc hại, trong đó 43 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dưới dạng tinh khiết đó là 1 chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Một giọt nicotin có thể đầu độc chết 3 con ngựa nặng từ 180-200kg. Một liều nicotin khoảng 50-75 mg (tương ứng lượng nicotin có trong 20-25 điếu thuốc) đủ gây tử vong cho người. Tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá quá nhiều ko bị chết ngay vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể chứ không hấp thụ ngay lập tức.

Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh như:

+ Bệnh lý ở hệ hô hấp

- Viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, ung thư xoang hàm, vòm họng, thanh quản, phế quản, ung thư phổi (chiếm 90%)...viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh lý hệ mạch máu:

- Bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, bệnh thuyên tắc động mạch.

Ung thư các cơ quan: Ung thư môi, ung thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung, ung thư vú....

+ Các ảnh hưởng của thuốc lá lên chức năng sinh sản:

- Giảm trọng lượng thai nhi , sinh non, băng huyết sau sinh, dễ sẩy thai, gia tăng sinh ra thai nhi bị bất thường bẩm sinh. Nam giới hút thuốc lá có thể bị giảm số lượng tinh trùng, suy nhược sinh dục hay liệt dương.

+ Ảnh hưởng của thuốc lá lên hệ thần kinh:

- Làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não, xuất huyêt não,tai biến mạch máu não.

+ Những rối loạn về da: Xuất hiện sớm các vết nhăn trên mặt, sạm da...

 Lợi ích đối với sức khoẻ khi bỏ thuốc lá:

Cơ thể sẽ không còn tích luỹ chất độc, loại từ nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh đã nêu trên. Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm được 50% nguy cơ chết trước 65 tuổi, giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sau khi bỏ thuốc 10 năm.

Để xây dựng cơ quan, cộng đồng không khói thuốc lá là một nhu cầu rất quan trọng, nằm trong Chiến lược Chăm sóc và Bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ và cộng đồng là trách nhiệm của các ngành các cấp trong toàn tỉnh. Vì vậy, " Hãy nói KHÔNG  với thuốc lá".

Bs. Hoàng Cẩm

Trung Tâm TT-GDSK


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phòng chống tác hại của rượu, bia: Cần bắt đầu từ người trẻ

BHG- Từ lâu, rượu, bia đã trở thành văn hóa ẩm thực đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, việc lạm dụng rượu, bia đang gây ra những hệ lụy khôn lường. Đặc biệt, độ tuổi thanh, thiếu niên việc lạm dụng rượu, bia đang ngày càng ra tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống và tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho cả cộng đồng.

30/11/2016
Hướng dẫn xây dựng nơi làm việc không khói thuốc lá

BHG- Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính mỗi năm có khoảng 200.000 người lao động tử vong do thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động tại nơi làm việc. 

26/10/2016
Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức sự nghiệp Y tế

BHG- Ngày 26.10, tại Hội trường Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Hà Giang, Hội đồng thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp tỉnh tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III đối với viên chức sự nghiệp Y tế tỉnh Hà Giang năm 2016. 

26/10/2016
Vì môi trường sống không sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika

BHG- Trong khi 70 quốc gia, vùng lãnh thổ và nhiều địa phương trên địa bàn cả nước "gồng mình" đối phó với dịch sốt xuất huyết (SXH) và bệnh do vi rút Zika, nhưng riêng tại Hà Giang, 7 năm trở lại đây tỉnh ta không ghi nhận ca mắc SXH và chưa từng có trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika. 

25/10/2016