Tổng kết công tác giảm nghèo - việc làm - dạy nghề năm 2014

15:39, 24/12/2014

HGĐT- Sáng 24.12, UBND tỉnh tổ chức tổng kết công tác giảm nghèo - việc làm và dạy nghề năm 2014, triển khai nhiệm vụ 2015. Các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ giảm nghèo - việc làm và dạy nghề; Sùng Đại Hùng, Giám đốc Sở LĐ-TBXH chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố, các tổ chức đang triển khai chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh...



                Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý kết luận hội nghị.

Trong năm 2014, các chính sách giảm nghèo chung như hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo;
hỗ trợ giáo dục, y tế, nhà ở cho hộ nghèo; hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý, hưởng thụ văn hoá, thông tin... tiếp tục được triển khai có hiệu quả. Thực hiện chính sách tín dụng cho hộ nghèo, năm vừa qua Ngân hàng CSXH đã giải ngân cho 11.819 hộ nghèo, 2.404 hộ cận nghèo vay vốn với tổng số tiền gần 233 tỷ đồng, hiện 62.915 lượt hộ có tổng dư nợ trên 1 nghìn tỷ đồng. Đối với chính sách hỗ trợ sản xuất, đã hỗ trợ tiền mua giống cây trồng, vật nuôi, phân bón cho 105.327 hộ; hỗ trợ mô hình liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trồng 60 ha chanh leo, trên 125 ha gấc, trồng mới 228 ha cây dược liệu; tổ chức 1.574 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nông lâm - nghiệp với 43.583 lượt người tham gia. Các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện mua, cấp thẻ BHYT cho gần 638 nghìn đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn. Trong đó có trên 526 nghìn người thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số, trên 109 nghìn trẻ em dưới 6 tuổi, trên 2 nghìn đối tượng thuộc hộ cận nghèo. Tổ chức khám, chữa bệnh miễn phí cho 664.566 lượt người nghèo, người dân tộc thiểu số.

 

Các dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo như 30a, 135, Dự án Nhân rộng mô hình giảm nghèo; hỗ trợ nâng cao năng năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình đã, đang phát huy hiệu quả tích cực... Các chương trình giảm nghèo được triển khai đồng bộ, linh hoạt đã góp phần đưa 9.709 hộ thoát nghèo, giảm được 5.126 hộ nghèo so với năm trước, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ gần 27% cuối năm 2013 xuống còn trên 23%. Riêng 6 huyện nghèo giảm được 4.517 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 39% xuống còn trên 33%. Đến cuối năm 2014, toàn tỉnh còn 38.655 hộ nghèo, chiếm trên 23%; 24.684 hộ cận nghèo, chiếm gần 15%.

 

Trong năm qua, toàn tỉnh có 16.782 người được đào tạo nghề, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 35%; gần 15,9 nghìn người được giải quyết việc làm, trong đó có gần 2,8 nghìn lao động đi làm việc ngoại tỉnh và ở nước ngoài...

 

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác giảm nghèo vẫn chưa thực sự bền vững, số hộ nghèo phát sinh mới còn cao. Đa số các huyện vẫn chưa xây dựng kế hoạch giảm nghèo cụ thể đến từng địa chỉ hộ nghèo để chỉ đạo tập trung nguồn lực hỗ trợ phấn đấu thoát nghèo. Chất lượng dạy nghề được nâng lên nhưng chưa đạt yêu cầu, một số nghề đào tạo chưa gắn với giải quyết việc làm, đào tạo chủ yếu trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn còn hạn chế; lao động tự do sang Trung Quốc làm thuê trái phép lớn, nhưng việc định hướng về thị trường và quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Sự gắn kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động, chính quyền cơ sở và người dân chưa tốt nên khó tiếp nhận thông tin về thị trường, thu nhập, các quyền lợi được hưởng.

 

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý nhấn mạnh: Năm 2015, tỉnh ta phấn đấu giảm 8.240 hộ nghèo, tương đương giảm 5% số hộ nghèo, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 7%. Vì vậy, các cấp, ngành cần tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững của Chính phủ; tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền về chương trình giảm nghèo đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành, tổ chức đoàn thể, đặc biệt các tầng lớp dân cư và người nghèo, nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo; huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng xã hội trong việc tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nghèo tiếp cận, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, nhất là vốn vay tín dụng ưu đãi, quan tâm hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo thu nhập ổn định đối với hộ nghèo có ít đất sản xuất; thực hiện kịp thời, có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp tiền ăn, hỗ trợ gạo cho học sinh bán trú; nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, đặc biệt đào tạo nghề cho lao động nông thôn và người nghèo, đào tạo theo địa chỉ, đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm - dạy nghề giúp người lao động...


Thiên Thanh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nữ công Agribank Hà Giang trong thời kỳ đổi mới
HGĐT- Những năm trở lại đây, phụ nữ đã khẳng định được vai trò và tầm quan trọng trong công việc gia đình cũng như trong công việc xã hội. Cùng với sự phát triển của đất nước, Ban Nữ công Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Giang luôn là tổ chức đóng vai trò không thể thiếu trong phong trào thi đua do Công đoàn và chuyên môn phát động, trong sự phát triển chung của Agribank Hà Giang.
24/12/2014
6 đứa trẻ bơ vơ vì bố mẹ bỏ đi lao động “chui” bên Trung Quốc
HGĐT- Em Giàng Thị Sùng, 11 tuổi, thôn Phiêng Đáy, xã Phiêng Luông (Bắc Mê) đã không thể tiếp tục đến trường vì phải lên nương trồng cây ngô, cây đậu để lo cho 5 đứa em nhỏ sau khi cả bố và mẹ đều lần lượt bỏ đi sang Trung Quốc kiếm tiền và không có liên lạc.
24/12/2014
Hội LHPN đẩy mạnh truyền thông quảng bá số điện thoại đường dây nóng
HGĐT- Phụ nữ là nạn nhân chính của bọn tội phạm mua, bán người. Do đó, trong những năm qua, Hội LHPN các cấp đã quan tâm, triển khai công tác tuyên truyền, vận động hội viên nâng cao ý thức phòng, chống mua, bán người (PCMBN). Đặc biệt, trong năm 2014, khi Dự án “Đường dây nóng PCMBN tỉnh Hà Giang” đi vào hoạt động, các cấp Hội trong tỉnh đã tích cực quảng bá số điện thoại
23/12/2014
Phòng Công thương huyện Bắc Quang: Luôn chủ động trong công tác quản lý và phát triển đô thị.
HGĐT- Với 23 xã, thị trấn, trong đó có 2 thị trấn là Việt Quang và Vĩnh Tuy, Bắc Quang là một trong những địa phương có sự phát triển đô thị nhanh trong những năm qua. Đáp ứng nhu cầu phát triển, huyện Bắc Quang đã không ngừng quan tâm, chú trọng thực hiện công tác quản lý, quy hoạch và phát triển đô thị. Trên cơ sở được huyện giao, Phòng Công thương huyện là đơn vị chủ đạo,
23/12/2014