Đổi mới cách làm ở Nà Chì

17:01, 29/03/2013

HGĐT - Cuối tháng 3, đến Nà Chì cảm thấy mùa hạ đến gần. Đó là lúc lúa đồng trên, đồng dưới đang bước vào thời con gái. Ngô đậu trên đất soi bãi, nương đồi, đua nhau vươn cành, thả búp non. Chè xuân tua tủa sau đồi. Và đâu đây, hương cau, hương chè, hay hương rừng thoảng trong làn gió Nam mát lành gọi bạn về thăm...


Đã có 182 ha lúa xuân đang trong giai đoạn đẻ nhánh, phân cành. Các anh lãnh đạo cơ sở cho biết: Khác với các năm trước kia, vụ xuân năm nay, toàn xã đã cấy rất kịp thời theo kế hoạch của phòng NN&PTNT chỉ đạo. Toàn bộ diện tích gieo cấy bằng giống mới 100%. Chủ lực là San ưu 63, Việt lai 20. Cả xã 13 thôn được chỉ đạo: Một ngày “cùng” gieo mạ và lại một ngày “cùng” cấy tập trung trong một thời điểm và kết thúc trong “cùng” một thời điểm. Có được kết quả trồng cấy nêu trên là điểm nổi bật trong công tác khuyến nông cơ sở. Mô hình khuyến nông thôn bản được triển khai tại Nà Chì đã bước sang năm thứ hai thực hiện. Tại mỗi thôn, có 1 tổ khuyến nông hoạt động và chịu sự chỉ đạo trực tiếp về công tác chuyên môn do xã chỉ đạo. Tại các mô hình trên, toàn bộ công việc trồng cấy, cây, con, thời lịch mùa vụ... đều do tổ khuyến nông điều hành trước dân, và được tập huấn trước mỗi vụ gieo trồng, thâm canh. Cả xã Nà Chì có 13 thôn thì cả 13 tổ khuyến nông thôn trực tiếp điều hành sản xuất. Sự lãnh chỉ đạo sản xuất của Đảng uỷ, HĐND và UBND được đưa tới dân thông qua các tổ khuyến nông. Tổ khuyến nông lo cung cấp đủ: Giống, vật tư, phân bón, cấp tới hộ gia đình. Mô hình trên đã tạo ra sự thống nhất triệt để trong suốt quá trình sản xuất, thâm canh. Lợi thế gần dân, ăn, ở, làm, đều “cùng” dân đã tạo cho Nà Chì chỉ đạo sản xuất vụ xuân năm nay trồng cấy kịp thời, đủ diện tích, đúng thời vụ cả lúa, ngô, rau đậu. Vào thời điểm hiện tại, đồng bào trong xã đang tích cực chăm bón cây trồng đợt 2, chuẩn bị bón thúc đón đòng cho lúa xuân 182 ha và ngô xuân 24 ha, cùng râu đậu các loại. Nhờ chủ động nạo vét, tu sửa kênh mương, đập đầu mối ngay trước thời vụ đã tạo cho diện tích lúa cấy đủ nước tưới, phát triển thuận lợi, ít sâu bệnh.

 

Vào Nà Chì mùa này, đi đến đâu cũng thấy phảng phất hương chè trong gió. Với 540 ha chè đã có và trên 440 ha chè đang cho thu hoạch, đã, đang, làm cho Nà Chì trở thành một vùng thu mua, chế biến chè xuân sôi động. Được biết: Hiện nay toàn xã đã có 45 cơ sở thu mua, chế biến, kinh doanh chè. Do thời tiết vụ xuân năm nay ấm, ẩm, cây chè đã cho rất nhiều búp. Thời điểm này, toàn bộ các cơ sở chế biến chè trong xã đều vận hành hết công suất cả ngày lẫn đêm. Giá thu mua chè búp tươi tại đây cũng khá cao từ 6 đến 8 ngàn/kg. Đồng bào trong xã cho hay rằng giá chè vụ xuân khá cao đã mang lại nguồn thu đáng kể trong “tháng ba, ngày tám” giúp cho an sinh xã hội ổn định. Bí thư Đảng uỷ xã Nà Chì Hoàng Văn Cưởi cho biết, Nà Chì đã xoá hết nhà tạm theo tiêu chí cũ lâu rồi, “tháng 3, ngày tám” không ảnh hưởng gì đến đời sống dân cư vì đã có cây chè “cứu cánh”. Bởi thế, mà lòng dân yên, ăn Tết vui, tiết kiệm, ra xuân là sản xuất. Kết thúc sản xuất là mở đường mới vào các thôn được gần 15 km. Gắn với các công việc trên là phong trào xây dựng Nông thôn mới với các việc “không tiêu chí” tại mỗi hộ gia đình trong toàn xã.Tiếp ngay sau đó là tập trung phát chăm sóc rừng trồng trên 104 ha để cây phát triển. Hiện nay, toàn bộ diện tích keo, mỡ, được phát tỉa kịp thời đã đua nhau vươn xanh. Biết thêm: trong công tác trồng rừng, vai trò của các tổ khuyến nông thôn bản về tư vấn kỹ thuật, chăm, tỉa, bón phân vẫn là “then chốt” quyết định sự thành công trong công tác phát triển rừng kinh tế.

 

Còn một điểm rất mớinhằm thúc đẩy nghề chăn nuôi lợn hiện nay nơi đây là tổ chức các nhóm hộ, thành nhóm các mô hình chăn nuôi quy mô tập trung hàng hoá. Trong đó, mỗi nhóm mô hình nuôi ít nhất từ 30-60 con lợn/lứa. Và nuôi ít nhất là 2 đến 3 lứa/năm. Nguồn vốn chăn nuôi hỗ trợ từ chương trình NN&PTNT trọng tâm năm 2013. Huy vọng, cách làm trên sẽ là “đòn bẩy” để thúc đẩy nghề chăn nuôi lợn nói riêng và thúc đẩy nền sản xuất Nông lân nghiệp nói chung tại Nà Chì có bước đi đột phá, tạo ra nhiều lợi ích kinh tế, xã hội bền vững.

 

                                                NGUYỄN HÙNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nơi biên cương là đây…
HGĐT - Tuyên Quang và Hà Giang được ví như hai anh em sinh đôi. Báo Hà Giang và Báo Tuyên Quang từng sinh ra từ Báo Hà Tuyên. Đợt này lên giao lưu với Báo Hà Giang, trong lòng cán bộ, phóng viên Báo Tuyên Quang ai cũng háo hức. Bởi nhiều đồng chí trước kia đã từng công tác ở Hà Giang lại bồi hồi nhớ lại kỷ niệm xưa. Còn chúng tôi là thế hệ đi sau, nhiều người cũng chỉ mường
29/03/2013
Quang Bình, kịp thời khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của mưa đá, gió lốc
HGĐT - Đêm 26 và đến hết trưa ngày 27.3 do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn huyện Quang Bình đã xảy ra hiện tượng mưa đá, kèm theo gió lốc cục bộ, làm thiệt hại khá lớn về tài sản và hoa màu của nhân dân.
29/03/2013
Quang Bình, Bắc Quang: Nhiều xã bị thiệt hại do gió lốc và mưa đá bất thường
HGĐT- Đêm 26, rạng ngày 27.3, một trận mưa đá có kèm theo lốc mạnh đã xảy ra trên diện rộng tại huyện Quang Bình. Trận mưa đá lẫn với mưa rào, đường kính hạt đá trung bình khoảng từ 1 - 2 cm, đã gây thiệt hại lớn cho nhân dân các xã Bằng Lang, Tân Trịnh và thị trấn Yên Bình.
28/03/2013
Khia Lía bừng lên sức sống mới
HGĐT- Từ huyện lỵ Đồng Văn đi xã Lũng Cú khoảng 7 km, gần đến ngã ba rẽ xã Lũng Táo và Ma Lé – Lũng Cú (con đường này rất nhiều du khách cũng như các đoàn công tác của T.Ư, địa phương đi qua khi đến với Cột cờ Lũng Cú), là địa bàn thôn Khia Lía, thuộc xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn.
28/03/2013