Trở lại Du Tiến

17:23, 09/01/2013

HGĐT- Sau hơn một năm tôi mới có dịp trở lại Du Tiến, xã vùng sâu và xa nhất của huyện Yên Minh.Ấn tượng sau một năm trở lại đó là cuộc sống của người dân dù còn nhiều gian khó nhưng đã có sự khởi sắc từ ý trí tự lực, phấn đấu vươn lên, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.


 

Người dân thôn Nậm Chộm di chuyển chuồng trại ra khỏi gầm sàn


Cuộc “cách mạng” đưa chuồng trại gia súc ra xa nhà

 

Vào thôn Nậm Chộm (Du Tiến) vào buổi chiều đông giá lạnh, mưa phùn, mất cả tiếng đồng hồ chúng tôi mới vượt trặng đường gần 6 km đường đất, lầy lội mới vào đến trung tâm thôn. Trưởng thôn Nậm Chộm Lý Văn Long tiếp chúng tôi trong ngồi nhà sàn bề thế, ông cho biết: “Thôn có 30 hộ người dân tộc Dao, hiện nay, đời sống của bà con ấm hơn trước do biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Áp dụng giống mới kết hợp với thâm canh nên hơn 10 ha lúa nước, vài chục ha ngô năm nào cũng cho năng suất, sản lượng cao, giúp bà con trong thôn ổn định lương thực. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh, cả thôn có gần 200 con trâu, bò, bình quân mỗi hộ có từ 5 đến 6 con. Sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi giúp người dân ổn định cuộc sống”. Dù vậy, thôn vẫn còn hủ tục lạc hậu, nhất là tập quán chăn nuôi gia súc dưới gầm sàn tồn tại bào đời nay chưa xóa bỏ được. Cho đến năm 2012, thực hiện cuộc vận động “Di chuyển gia súc ra khỏi gầm sàn, làm chuồng trại mới” của Đảng bộ xã Du Tiến. Kết quả, 22 hộ trong thôn đã di chuyển chuồng trâu, bò ra khỏi gầm sàn và làm chuồng mới. Ông Trưởng thôn nhận định “Đây thực sự là cuộc “cách mạng” lớn trong tư duy của bà con. Và đó là nền tảng giúp thôn tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa”. Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Du Tiến Phạm Tiến Tình khoe: “Việc di chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà là thành công lớn của Du Tiến trong năm nay. Để có được thành công đó, ngay từ đầu năm, Đảng bộ xã ra Nghị quyết chuyên đề để thực hiện, trong đó giải pháp trọng tậm là huy động các lực lượng vào cuộc để thực hiện mạnh công tác tuyên truyền, vận động, xã không hộ trợ kinh phí. Do đó, ngoài thôn Nậm Chộm, có các thôn Bản Lý, Bản Lè (nơi sinh sống của người dân tộc Tầy, Dao có tập quán chăn nuôi dưới gầm sàn) cùng thực hiện. Kết quả, cả xã đã có 100 hộ di chuyển và làm mới chuồng trại xa nhà. Việc làm này giúp xã đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn sức khỏe cho nhân dân; hạn chế tình trạng thả rông gia súc, bảo vệ đàn gia súc khỏi chết rét; loại bỏ được hủ tục lạc hậu, một trong những yếu tố quan trọng trong xây dựng nông thôn mới; đây cũng là bước phát triển để xã tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa”.

 

Thèn Páo, Há Khó Cho góp tiền tự kéo điện về bản

 

Du Tiến có 15 thôn, trong đó có 9 thôn được nhà nước đầu tư điện lươi quốc gia. 6 thôn còn lại chưa có điện do đây là những thôn xa, đã được huyện xây dựng kế hoạch kéo điện từ nguồn vốn Chương trình 30a. Tuy nhiên, do nguồn vốn khó khăn nên mong ước được sử dụng điện lưới Quốc gia của bà con chưa thành hiện thực. Do đó, trong năm 2012, 42 hộ dân ở thôn Thèn Páo và Há Khó Cho đã bàn bạc, thống nhất và tự giác đóng tiền để kéo điện về bản. Mỗi hộ đóng góp bình quân 5 triệu đồng, được tổng cộng 200 triệu đồng rồi xin chủ trương của xã hợp đồng với Chi nhánh Điện huyện Yên Minh kéo điện về trung tâm thôn. Gần 7 km đường dây điện đã hoàn thành, 42 hộ dân tiếp tục tự bỏ tiền để kéo điện về nhà. Trưởng thôn Thèo Páo Vàng Chúa Giáo vui mừng cho biết: “Được sử dụng điện lưới là mong ước của bà con trong thôn từ bao đời nay, đợi nhà nước đầu tư lâu qua nên bà con trong thôn đã họp và thống nhất tự góp tiền kéo điện về bản. Kéo điện trên tinh thần tự nguyện nên cả thôn có trên 40 hộ nhưng chỉ có trên 20 hộ gia đình có điều kiện đóng góp. Có điện về thôn, chúng tôi được xem ti vi, được sử dụng máy xay xát, vui nhất là bọn trẻ được học dưới ánh sáng điện chứ không “tù mù” đèn dầu như trước”. Bí thư Đảng ủy xã cho biết thêm “Người dân góp tiền kéo điện về thôn là niềm vui lớn của xã trong năm qua và cũng là bài học kinh nghiệm của xã trong việc huy động sức dân cùng đóng góp với nhà nước trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngay từ đầu năm nay, Người dân thôn Nậm Chộm đã họp và thống nhất đề nghị xã cho thôn tự bỏ tiền ra kéo điện. Bà con cả thôn thống nhất để lại 30 triệu đồng tiền hỗ trợ bảo vệ rừng cùng với đó là đóng góp thêm để kéo điện về trong năm nay”.

 

Diện tích lúa, ngô lai tăng cao nhất từ trước đến nay

 

Du Tiến có 110 ha lúa, trên 400 ha ngô. Trước đây, việc đưa giống lúa, ngô lai vào sản xuất gặp rất nhiều khó khăn do tập quán cách tác của bà con còn lạc hậu. Đến năm 2011, khi diện tích lúa, ngô lai trên các huyện vùng cao đã đạt trên 50% diện tích thì diện tích ngô lai ở xã mới đạt trên 10%; diện tích lúa lai chưa đến 50%. Để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng hàng năm, góp phần ổn định an ninh lương thực tại chỗ, xã xác định yếu tố trọng tâm đó là nâng diện tích ngô, lúa sử dụng các loại giống lai kết hợp với thâm canh. Do đó, ngay từ đầu năm 2012, xã tích cực vận động bà con đăng ký sử dụng giống ngô, lúa lai đưa vào gieo trồng. Để đạt được kết quả cao, Đảng bộ xã chỉ đạo các chốt cán bộ thôn và đảng viên gương mẫu làm trước để người dân học tập. Cán bộ phụ trách thôn, các đoàn thể xã thường xuyên tuyên truyền, vận động. Kết quả, số hộ đăng ký trồng lúa, ngô lai tăng cao so với những năm trước. Trong năm 2012, xã đã có 70 ha lúa sử dụng giống lúa lai Kim ưu, đạt trên 80% diện tích; 134 ha ngô sử dụng giống lai, tăng 100 ha so với các năm 2011. Nhờ sử dụng giống lai nên năng suất, sản lượng lương thực trên địa bàn tăng cao. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 1.880 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 580 kg/người/năm, cao hơn bình quân toàn huyện trên 13 kg/người/năm. Việc sử dụng giống lúa lai, ngô lai không còn là chuyện mới đối với các địa phương trong tỉnh, nhưng đối với Du Tiến, đó là thành công lớn trong sản xuất nông nghiệp trong năm 2012 và là cơ sở để xã phát huy trong những năm tiếp theo.

 

Có thể khẳng định, những nét mới trong tư duy, cách ngĩ, cách làm ở Du Tiến trong năm qua là tín hiệu đáng mừng. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng với ý trí tự lực, tự cường, với những đổi thay trong cách nghĩ, cách làm của người dân, tôi tin xã sẽ phát triển hơn trong những năm tiếp theo. Đêm cuối năm, Du Tiến sương mù dày đặc, lạnh giá như với niềm vui về sự đổi thay cùng tình cảm nồng ấm, trân tình của các đồng chí lãnh đạo xã Du Tiến khiến lòng tôi ấm lại.


KHÁNH TOÀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

10 sự kiện, nhóm sự kiện nổi bật năm 2012 của tỉnh (Do Báo Hà Giang bình chọn)
1. Từ 9 – 10.2, BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV tổ chức Hội nghị lần thứ 12, quán triệt Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; mở đầu cho đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ và các cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng cũng như mỗi đảng viên.
29/12/2012
Đồn biên phòng Thanh Thủy tích cực chăm lo đời sống của chiến sĩ
HGĐT- Đồn biên phòng Cửa khẩu Thanh Thủy (Vị Xuyên) có nhiệm vụ bảo vệ đường biên giới của 5 xã và khu vực Cửa khẩu Thanh Thủy, một cửa khẩu quốc gia có vị trí chiến lược, kinh tế quan trọng của tỉnh. Đây cũng là một trong những đơn vị được Đảng bộ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đánh giá cao trong công tác chăm lo đời sống cán bộ chiến sĩ.
29/12/2012
Tự tin vững bước vào năm mới 2013
HGĐT- Trong điều kiện phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức của lạm phát và hạn chế đầu tư công, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông – lâm nghiệp; Hà Giang vẫn bình tĩnh, chủ động với hướng đi và cách làm của mình để bám sát mục tiêu, nhiệm vụ năm 2012; các chương trình, đề án cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh về 4 đổi mới; 8 đột phá;
29/12/2012
Ghi nhận về tấm lòng của những người thợ mỏ
HGĐT- Chúng tôi đến xã biên giới Thắng Mố - nơi khó khăn nhất nhì của huyện Yên Minh trong những ngày đầu đông. Thật khó có thể cắt nghĩa về cái rét tê tái nơi biên ải xa xôi toàn đá là đá này. Mùa đông ở đây xám xịt, bao phủ khắp miền Cao nguyên đá có tuổi đời trên 550 triệu năm kiến tạo, hình thành.
27/12/2012