Hàng chục nghìn hộ nghèo được đón Tết ở nhà mới nhờ Chương trình 167

12:15, 29/01/2013

(Xuân Quý Tỵ 2013)- Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12.12.2008 của Thủ tướng Chính phủ là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thiết thực hỗ trợ hộ nghèo có nhà ở, ổn định cuộc sống. Chương trình đã mang lại niềm vui cho hàng ngàn hộ dân nghèo, đã làm thay đổi diện mạo, tạo sức sống, động lực mới để người nghèo, đặc biệt là người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa phát huy nội lực xoá đói, giảm nghèo.



Được sự hỗ trợ của Chương trình xóa nhà tạm thành phố Hà Giang, gia đình anh Vương Thành ở tổ 9, phường Ngọc Hà đã xây dựng ngôi nhà mới khang trang.

Ngay sau khi Quyết định của Chính phủ có hiệu lực, tỉnh ta đã thành lập Ban chỉ đạo chương trình do đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng ban và đồng chí Giám đốc Sở Xây dựng làm Phó ban thường trực. Đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể tăng cường công tác tuyền truyền, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc các địa phương rà soát, bình xét, lập danh sách các hộ nghèo được hỗ trợ theo đúng tiêu chí, mục tiêu của Chương trình; vận động hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà ở dột nát để sửa chữa, xây dựng nhà mới. Sau 3 năm thực hiện, Chương trình luôn được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND - UBND tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng của nhân dân đã góp phần tích cực trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Tổng số hộ được hỗ trợ về nhà ở của tỉnh từ đầu chương trình qua ba lần rà soát và phê duyệt bổ sung là 16.626 hộ, đến nay đã thực hiện đạt 92%. Từ khi triển khai đến nay, chương trình đã thực hiện giải ngân được gần 289 tỷ đồng trên 387,73 tỷ đồng kế hoạch huy động vốn. Trong đó: Vốn ngân sách Trung ương92,872 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 14,981 tỷ đồng. vốn vay Ngân hành Chính sách xã hội 102,882 tỷ đồng; vốn huy động khác: 78,215tỷ đồng và vốn của các tập đoàn kinh tế trên 21 tỷ đồng... Thành tích đó đã nói lên sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, xã, thôn bản và từng người dân.


Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số khó khăn, tồn tại như: Tỉnh ta là tỉnh miền núi, đa số các đối tượng được hỗ trợ đều rất nghèo, sống ở vùng sâu, vùng xa, phương tiện đi lại khó khăn, sống phân tán. Nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình đến tay người dân còn chậm, nguồn hỗ trợ thấp trong khi giá cả nguyên, vật liệu biến động liên tục, nhiều hộ không đủ điều kiện để làm nhà, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và quá trình tổ chức thực hiện. Một số nơi, cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chưa chủ động phối hợp chỉ đạo thực hiện; lúng túng trong triển khai rà soát đối tượng theo quy định, đối tượng được hỗ trợ nhà ở chưa đúng theo quy định và nhiều đối tượng còn bị sót trong khi rà soát; chế độ thông tin, báo cáo của một số xã chưa kịp thời, làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo thực hiện, tiến độ xây dựng và tiến độ giải ngân của các nguồn vốn vay; một số huyện chưa huy động được vốn đóng góp của tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn... Trước những khó khăn trên, Ban chỉ đạo Chương trình 167 các cấp, phân tích tính nhân văn của chương trình, kiên trì tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nội lực, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, khơi dậy tính cộng đồng và và dòng họ huy động, đóng gópthực hiện chương trình bằng nguồn lực cá nhân, nguồn hỗ trợ của người thân... Nhờ vậy, nhiều hộ nghèo đã cố gắng xây được nhà mới kiên cố, ổn định về chỗ ở, yên tâm lao động, sản xuất, tạo tiền đề cho những phát triển tiếp theo. Từ những hiệu quả của chương trình mang lại, niềm vui của hàng ngàn hộ nghèo trên toàn tỉnh khi về nhà mới càng được nhân lên mỗi dịp Tết đến Xuân về, tạo niềm tin tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo, những người dân sống ở vùng sâu, vùng xa... nhất là với đồng bào các dân tộc của tỉnh Hà Giang lại càng thêm có ý nghĩa.


LINH NGA

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành phố đẹp – giá trị thầm lặng
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về lãnh đạo công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng một số khu vực thuộc trung tâm thành phố đến năm 2015. Trong những năm qua, công tác quy hoạch thành phố đóng vai trò quan trọng, góp phần đưa thành phố từng bước thay đổi diện mạo về cả bề rộng và chiều sâu theo hướng văn minh, hiện đại.
29/01/2013
Chính sách an sinh xã hội nhiều tín hiệu vui
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Kết thúc năm Nhâm Thìn, chúng ta vui mừng đón nhận thông tin 11.085 hộ đã thoát nghèo, giảm 6.902 hộ nghèo so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 35,38% cuối năm 2011 xuống còn 30,13%; riêng 6 huyện nghèo có 7.169 hộ thoát nghèo, giảm 4.710 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 53,21% xuống còn 45,78% so với năm trước... Những con số trên đã phản
29/01/2013
Vai trò quản lý nhà nước về tài nguyên được nâng cao
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, nước đã có sự chuyển biến rất đáng khích lệ. Sự vào cuộc của cơ quan chức năng đã góp phần hiệu quả ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển, tàng trữ khoáng sản trái phép, các điểm khai thác vàng trái phép đã được kiểm soát; việc hướng dẫn các đơn vị lập hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác
29/01/2013
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - một năm nhìn lại
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ đột phá của tỉnh đã đề ra, vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược, nhằm xây dựng lực lượng lao động có phẩm chất và năng lực ngày càng cao. Để đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ năng lực phục vụ cho yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt là sự phát triển chương trình, dự án có tính chiến
29/01/2013