Sau 2 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững ở Quản Bạ

17:05, 16/02/2011

HGĐT- Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững đến năm 2020, thời gian qua, huyện Quản Bạ đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai các nhiệm vụ phát triển KT- XH và các chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo nhanh, bền vững, trong đó xác định công tác XĐGN, giải quyết việc làm là nhiệm vụ trọng tâm.


 

 Hỗ trợ phản nằm cho hộ nghèo tại xã Cán Tỷ (Quản Bạ).


Để đảm bảo cho Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững trên địa bàn huyện được triển khai đồng bộ, có hiệu quả, đúng mục tiêu, huyện Quản Bạ đã tiến hành họp, bàn thống nhất chủ trương lãnh đạo, triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết trên địa bàn toàn huyện, trong đó tập trung việc thành lập Ban Chỉ đạo và các Ban Quản lý theo từng nội dung hỗ trợ để việc triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung đảm bảo chặt chẽ, kịp thời, đúng quy định, phát huy hiệu quả nguồn vốn. Cùng với đó huyện thành lập các tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo và phân công các thành viên trong tổ giúp việc phụ trách địa bàn từng xã, thị trấn, tiến hành khảo sát, rà soát lại toàn bộ các hộ nghèo, khẩu nghèo của từng xã, thôn đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng. Năm 2009, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện xong việc rà soát lại toàn bộ các hộ nghèo, kết quả cho thấy, toàn huyện Quản Bạ có 3.144 hộ nghèo với 14.959 khẩu, trong đó có 578 hộ nghèo và 2.450 khẩu nghèo đang ở nhà tạm, hộ nghèo hầu hết là hộ sống ở vùng nông thôn. Nguyên nhân nghèo chủ yếu trên địa bàn huyện được xác định do thiếu vốn chiếm tới 68%; thiếu kiến thức làm ăn chiếm 63%; thiếu phương tiện sản xuất 30%; có lao động nhưng thiếu việc làm chiếm 30,4%. Trên cơ sở thực tiễn, chỉ ra được nguyên nhân yếu kém, huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn tích cực hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện các nội dung xoá nhà tạm; triển khai tốt công tác giao, khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng, hỗ trợ gạo cho hộ nghèo; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình theo nguồn vốn ứng trước của Chính phủ, của tỉnh; thực hiện tốt các nội dung do Ngân hàng Công thương Việt Nam hỗ trợ. Trong 2 năm 2009- 2010, huyện đã hoàn thành việc hỗ trợ xoá nhà tạm cho 578 hộ nghèo, trong đó xây nhà mái bằng cho 454 hộ, xây 8 nhà lợp tôn và 116 nhà truyền thống đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu đề ra. Trong chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ cho người nghèo, có 3.550 hộ nghèo trên địa bàn được vay vốn với tổng số tiền giải ngân 4.680 triệu đồng; tổng số dư nợ hộ nghèo đạt 5.550 hộ với số tiền 9.360 triệu đồng. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm khu vực nông thôn được quan tâm, chú trọng, đã mở được 46 lớp học nghề ngắn hạn tại các xã, thị trấn cho 1.411 học viên; đào tạo nghề, tập huấn nghiệp vụ theo Chương trình 135 được 40 lớp với 1.238 học viên tham gia, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25%; hỗ trợ các hộ nghèo vay vốn mua trâu, bò phát triển chăn nuôi 300 suất, mỗi suất trị giá 8 triệu đồng; cấp học bổng cho 3.378 em học sinh Tiểu học, THCS nghèo, bán trú dân nuôi với định mức 140.000 đồng/học sinh. Về chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, năm 2009- 2010 huyện Quản Bạ triển khai xây dựng được tổng số trên 60 công trình các loại, trong đó có 34 công trình giao thông; 17 công trình cung cấp điện sinh hoạt; 3 công trình dân dụng; số còn lại xây dựng công trình thuỷ lợi, bếp ăn, nhà công vụ cho giáo viên, với tổng số tiền giải ngân lên tới gần 50 tỷ đồng...


Có thể nói, sau 2 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững trên địa bàn huyện Quản Bạ, đã tạo ra sự thay đổi lớn đối với mọi mặt của đời sống xã hội, tạo một luồng sinh khí mới, giúp mỗi người dân trong huyện có thêm động lực phấn đấu, từng bước xây dựng một cuộc sống no ấm, tốt đẹp hơn.


Trong nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững năm 2011 và những năm tiếp theo, huyện Quản Bạ xác định: Tiếp tục tiếp nhận, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng; đẩy mạnh chương trình XĐGN, giải quyết việc làm, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế của các hộ dân, trong đó đặc biệt chú trọng vào các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết, phát huy nội lực, sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước đầu tư, hỗ trợ để thoát nghèo. Phấn đấu đến năm 2015 hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15% theo Nghị quyết Đảng bộ huyệnlần thứ XVII đề ra.


HOÀNG NGỌC

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chung tay lo Tết cho CNLĐ khó khăn: việc làm thiết thực của các cấp Công đoàn
HGĐT- Như thường lệ, cứ mỗi dịp đón Tết Nguyên đán, các cấp Công đoàn (CĐ) trong tỉnh lại chung tay cùng chính quyền và chuyên môn chăm lo Tết cho người lao động (NLĐ). Đây không chỉ là hoạt động xã hội cụ thể, thiết thực, mà còn góp phần động viên NLĐ nói chung, những gia đình CNVC-LĐ có hoàn cảnh khó khăn nói riêng tiếp tục vượt khó, vươn lên trong lao động sản xuất và
29/01/2011
Xuân về nơi biên cương
HGĐT- Sau những đợt rét đậm kéo dài, thời tiết đang ấm dần lên, những nụ hoa mai, hoa đào, những lộc non, chồi biếc đang nẩy mầm lên xanh, báo hiệu một mùa Xuân mới đang về trên khắp quê hương đất nước.
29/01/2011
Báo Hà Nội Mới trao 200 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo xã Sủng Trà mua bò
HGĐT- Nhằm hỗ trợ tỉnh Hà Giang nói chung, xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc nói riêng, khắc phục hậu quả đàn bò bị chết rét trong đợt rét hại vừa qua.
29/01/2011
Nhiều hộ gia đình ở Vĩnh Tuy sử dụng hiệu quả vốn vay
HGĐT- Năm 1986, anh Nguyễn Xuân Quảng rời quân ngũ trở về địa phương, sống cùng gia đình tại, thôn Tân Thành, thị trấn Vĩnh Tuy, cũng như bao gia đình khác đều phải khoác trên mình gánh nặng với bao lo toan của cuộc sống thường ngày.
26/01/2011