Hà Giang

Nỗ lực thực hiện công tác đào tạo nghề - giải quyết việc làm

17:09, 18/02/2011

HGĐT- Để thực hiện thắng lợi công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, ngay từ năm 2006, Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 02 đề về công tác đào tạo nghề, phát triển nghề, giải quyết việc làm trong nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu lao động 2006 - 2010.


 

 Học nghề sửa chữa xe máy ở xã Sủng Trái (Đồng Văn).


Ngay sau khi nghị quyết ban hành, UBND tỉnh đã xây dựng chương trình, hành động thực hiện, đồng thời tổ chức quán triệt, triển khai đến các ngành, các huyện, thành phố. HĐND tỉnh cũng đã ban hành nghị quyết về lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động cùng với các phương án hỗ trợ nguồn kinh phí thực hiện. Nhờ có sự chủ động trong quá trình triển khai, thực hiện cùng sự cố gắng, nỗ lực của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể nên công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động nhanh chóng được triển khai và đạt được kết quả theo kế hoạch.


Hoạt động đào tạo nghề được quan tâm, đầu tư một cách bài bản nên đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như nhu cầu học nghề của người lao động. Nhằm nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân, năm 2006, UBND tỉnh quyết định nâng cấp Trường Dạy nghề lên thành trường Trung cấp nghề Hà Giang và từ đó cho đến nay tỉnh tiếp tục mở thêm 12 Trung tâm dạy nghề và 2 cơ sở dạy nghề ở các huyện, thành phố. Đi đôi với việc nâng cấp, thành lập cơ sở dạy nghề, tỉnh còn quan tâm đầu tư trang, thiết bị dạy học, mở rộng thêm ngành, nghề đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu người lao động. Các cơ sở dạy nghề tập trung củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc kiện toàn đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tính đến nay toàn tỉnh có 240 cán bộ, giáo viên đang giảng dạy, công tác tại các cơ sở đào tạo nghề. Hình thức đào tạo cũng được thực hiện một cách linh hoạt, ngoài việc tổ chức, đào tạo tại cơ sở chính, các cơ sở đào tạo nghề còn tổ chức đào tạo lưu động tại trung tâm cụm xã, trung tâm xã nhằm giảm chi phí cho người lao động nghèo được tham gia học nghề. Trong công tác đào tạo nghề, tỉnh cũng quan tâm đến nguồn kinh phí cho công tác đào tạo. Nguồn kinh phí được huy động từ nhiều chương trình khác nhau như: Dự án năng lực đào tạo nghề thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục- Đào tạo; chương trình giảm nghèo; Nghị quyết 30a... Kết quả, nguồn kinh phí cấp cho hoạt động này từ năm 2006 đến 2010 là gần 147 tỷ đồng. Sự quan tâm đầu tư một cách đồng bộ đã góp phần giúp tỉnh thực hiện đạt kết quả cao trong công tác đào tạo nghề hàng năm. Từ năm 2006 đến nay đã đào tạo nghề cho gần 58 nghìn lao động, đạt 170% so với nghị quyết. Các ngành nghề đào tạo được tập trung vào lĩnh vực chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi; thủ công mỹ nghệ; sửa chữa ô tô, xe máy và các ngành nghề theo nhu cầu của thị trường lao động. Qua công tác đào tạo nghề giúp lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tạo được việc làm tại chỗ cũng như đi xuất khẩu lao động hoặc xin vào làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh.


Cùng với công tác đào tạo nghề, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động cũng được tỉnh ta quan tâm thực hiện. Nhằm cụ thể hoá Chương trình mục tiêu giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn 2006- 2010, tỉnh thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế, mở rộng các ngành nghề thu hút lao động. Trong các chương trình đã thực hiện, nổi lên là chương trình cho vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm, trong 5 năm qua, tỉnh thực hiện cho vay 2.677 dự án với tổng nguồn vốn trên 75 tỷ đồng, trong đó trên 77% dự án vay vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp... Thông qua nguồn vốn này đã giải quyết việc làm cho trên 17 nghìn lao động. Ngoài ra, tỉnh còn quan tâm đến hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho người lao động, trong những năm qua đã giới thiệu việc làm và học nghề cho trên 12 nghìn người, đã có trên 3 nghìn người tìm được việc làm mới với thu nhập ổn định. Từ sự cố gắng, nỗ lực chung của toàn tỉnh nên trong 5 năm vừa qua, toàn tỉnh có trên 68 nghìn lượt người được giải quyết việc làm. Trong lĩnh vực giải quyết việc làm, công tác xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ở các tỉnh ngoài cũng được quan tâm. Để chương trình được triển khai, thực hiện đạt kết quả cao, các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã thành lập BCĐ xuất khẩu lao động nhằm xây dựng kế hoạch, tiến hành các bước triển khai, thực hiện một cách cụ thể. Trong quá trình thực hiện, trên cơ sở chế độ, chính sách quy định của Nhà nước, của tỉnh, một số huyện cũng có cơ chế riêng nhằm khuyến khích cho người lao động đi xuất khẩu lao động. Các huyện gồm Xín Mần, Yên Minh, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên đều có chế độ hỗ trợ cho người lao động vay vốn bổ sung để trang trải chi phí ban đầu từ nguồn ngân sách của huyện. Ngoài ra tỉnh cũng chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ, giám sát việc đưa lao động của các đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Từ những cố gắng trên nên trong 5 năm qua, tỉnh ta đã có 8.473 lao động đi làm việc ở nước ngoài và các khu, cụm công nghiệp trong nước, trong đó có 2.647 người đi xuất khẩu lao động. Việc đưa người đi xuất khẩu lao động không chỉ có ý nghĩa tạo công ăn, việc làm, gửi tiền về gia đình, xoá đói giảm nghèo mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực tại các địa phương, nhất là ở các xã vùng sâu, xa có trình độ dân trí thấp.


Có thể khẳng định, trong những năm qua tỉnh ta đã có sự cố gắng rất lớn trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Những kết quả đạt được trong năm qua có ảnh hưởng tích cực đến công tác phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo chung của toàn tỉnh và đó cũng là tiền đề, cơ sở cho tỉnh tiếp tục thực hiện mục tiêu đến năm 2015 đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 75 nghìn lao động.


KHÁNH TOÀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chung tay lo Tết cho CNLĐ khó khăn: việc làm thiết thực của các cấp Công đoàn
HGĐT- Như thường lệ, cứ mỗi dịp đón Tết Nguyên đán, các cấp Công đoàn (CĐ) trong tỉnh lại chung tay cùng chính quyền và chuyên môn chăm lo Tết cho người lao động (NLĐ). Đây không chỉ là hoạt động xã hội cụ thể, thiết thực, mà còn góp phần động viên NLĐ nói chung, những gia đình CNVC-LĐ có hoàn cảnh khó khăn nói riêng tiếp tục vượt khó, vươn lên trong lao động sản xuất và
29/01/2011
Báo Hà Nội Mới trao 200 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo xã Sủng Trà mua bò
HGĐT- Nhằm hỗ trợ tỉnh Hà Giang nói chung, xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc nói riêng, khắc phục hậu quả đàn bò bị chết rét trong đợt rét hại vừa qua.
29/01/2011
Xuân về nơi biên cương
HGĐT- Sau những đợt rét đậm kéo dài, thời tiết đang ấm dần lên, những nụ hoa mai, hoa đào, những lộc non, chồi biếc đang nẩy mầm lên xanh, báo hiệu một mùa Xuân mới đang về trên khắp quê hương đất nước.
29/01/2011
Ngành Công thương Xín Mần lo Tết cho đồng bào
HGĐT- Mở rộng hoạt động của 21 chợ, trong đó có 19 chợ xã, 1 chợ Cửa khẩu 198 và chợ trung tâm huyện lỵ để đáp ứng nguồn giao thông hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán. Đi cùng các giải pháp thúc đẩy kinh tế chợ, kinh tế biên mậu, ngành Công thương huyện đã phối kết hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa.
26/01/2011