Quảng Nguyên sự đổi thay kỳ diệu

08:06, 06/05/2010

HGĐT- Lần này về Quảng Nguyên (Xín Mần), tôi không ngừng đưa ra câu hỏi: Điều gì đã làm cho xã vùng sâu, vùng xa, khó khăn nhất nhì trong 19 xã, thị trấn của huyện Xín Mần này bừng sáng và điều làm Quảng Nguyêntự sáng bằng nội lực sức dân, cộng với trí tuệ con người, vùng đất ấy là gì?


 

 Đường vào trung tâm xã Quảng Nguyên (Xín Mần).


Nhớ lại vài năm về trước, anh Hoàng Xuân Hàng, Trưởng phòng Nội vụ huyện, Xín Mần hiện nay, hồi đó là Chánh Văn phòng UBND huyện được Thường vụ Huyện ủy Xín Mần phân công phụ trách xã cũng đã có lần than phiền: Anh thật không ngờ về Quảng Nguyên nó lại...ì và lắt lắt, léo léo đến thế. Hỏi gặng mãi tôi cũng không thể moi nổi chút thông tin lắt léo, ì ạch nào từ anh. Mãi sau này, khi trở lại xã tôi chợt giật mình: Quảng Nguyên đã thay đổi không thể ngờ. Dọc bờ suối Nậm Lỳ, 4 mùa nước chảy, một con kè chắn lũ bằng bê tông, cốt thép chạy dọc bao bọc toàn bộ bờ bao khu trung tâm kinh tế, chính trị địa phương, khu chợ xã đông vui, ngập tràn hàng nông sản, thực phẩm của xứ sở sơn cước. Nổi bật, nổi trội là chè xanh “...ngọt lịm câu hò” được chế biến công phu toàn búp non, tuyết trắng, đậm hương núi đồi, đất đai xứ sở và thấm đậm vị mặn mòi mồ hôi người làm ra nó. Còn nhớ lần cậu cán bộ Hùng “kều”, phòng NN – PTNT huyện đưa xe máy chở tôi lên thôn “chè cổ” Trung Thành. Sau ngắm “chè cổ” mọc thành rừng ở thôn, tìm gặp các gia đình họ đều: Chè hả, nhiều lắm, có lợi cho sức khỏe con người đấy, nhưng có điều ngoài dùng uống chơi ra, không biết mang đâu để bán, vì đường xa, ngựa không thồ xuống được và nếu có thồ xuống cũng bị ép giá hoặc chè bị héo úa, bán không có người mua. Đem chuyện cây chè cổ về xã rất nhiều cán bộ ngậm ngùi cho rằng “lực bất tòng tâm” muốn tháo gỡ cây chè trên núi, mở hướng làm ăn cho đồng bào thì phải mở đường, phải đầu tư máy móc, tiền vốn... lấy đâu ra? Rồi ở trên Trung Thành, Sơn Thành, Vinh Quang... tận 6 – 7 thôn bản với vài trăm hộ đồng bào các dân tộc còn có thế mạnh nữa vẫn “nằm ngủ” đó là thảo quả. Giờ đây, thảo quả bán tại chợ xã tới 80 – 90ngàn/kg, lúc đắt lên tới trăm hai, trăm rưỡi. Chè chế biến chất lượng cao bán bình quân 60 – 80 ngàn đồng/kg. Quan trọng hơn là các thôn, bây giờ chỉ sợ không có, không kịp làm ra sản phẩm có chất lượng... để bán cho khách đến tận nơi thu mua.


Tôi bảo các anh lãnh đạo xã đề nghị “mục sở thị” các thôn cho biết. Con đường mở rộng 4,5m, kéo dài từ thôn trung tâm Quảng Hạ vắt ngang lưng núi như con trăn khổng lồ oằn mình vươn dậy, vươn cao, vươn xa. Trưởng thôn Sơn Thành Giàng Seo Dùng, ngoài 60 tuổi, có thâm niên “khóc lăn” cùng dân bản Mông mình bấy lâu nay, hớn hở: Cả đời người chúng tôi mơ con đường nay đã thành trước mặt đây rồi. Vui cái bụng già này lắm. Ông Dùng cho biết: Để mở được con đường lên 6 thôn bản ở lưng giời này đã không ít lần cán bộ các cấp, đồng bào trong các thôn đã phải họp vớinhau để tạo sức mạnh. Anh Hoàng Xuân Hàng cho biết: Ngày tăng cường về cơ sở, ăn, ở cùng dân, cùng cán bộ địa phương “mới thấu” vùng sâu “khát” đủ thứ. Giờ nói ra, cũng là lúc các cơ sở tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và cũng là bài học, là lúc nên nói: Thiếu nhất là cán bộ. Nguyên nhân thiếu cán bộ là do công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ cơ sở chưa thực sự đạt chuẩn theo quy hoạch.Theo anh Hàng, sau thời gian ngắn nắm bắt tình hình, anh đã mạnh dạn đề nghị Thường trực, Thường vụ huyện xem xét, thay cán bộ, bố trí lại bộ máy chính quyền cho phù hợp, đúng người, đúng việc. Được sự ủng hộ từ trên, sự mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm, tranh thủ sự ủng hộ của Đảng bộ cơ sở, Quảng Nguyên đã thay liền liên tiếp 8 cán bộ. Anh Dương Minh Hòa, Bí thư Huyện ủy Xín Mần nhận xét: Sự đổi mới công tác cán bộ ở Quảng Nguyên thời gian vừa rồi được xem là “mốc” là “điểm” để rút kinh nghiệm trong công tác xem xét, bổ nhiệm và quy hoạch cán bộ cho cơ sở. Anh Hàng cho biết: Mọi việc, mọi điều tốt hay xấu của cán bộ không ai đánh giá tốt hơn người dân. Bác Hồ lúc sinh thời cũng đã khẳng định: Quần chúng nhân dân là “tai”, “mắt” của Đảng. Cho nên đánh giá công tác Đảng, công tác cán bộ không đâu hơn sự đánh giá của nhân dân.


Trở lại với Quảng Nguyên hôm nay, đi trên con đường từ Quảng Hạ qua Vinh Quang, Trung Thành, Sơn Thành mới thực sự ghi nhận sự ủng hộ của nhân dân với Đảng bộ, chính quyền địa phương để mở đường. Có 59 hộ hiến 13,8 ha đất đai, ruộng vườn, hoa màu... để mở đường. Công sức đóng góp của đồng bào vào đây tính sơ sơ lên tới 1tỷ 734 triệu đồng. ở đâu đó còn có hiện tượng kiện tụng đền bù đất đai, hay tranh giành nhau tí đất, làm mất đi điều tốt đẹp là tình làng xóm vì tí đất đai, hay chút hoa màu làm đau lòng người, thì ở đây, trên vùng sơn cước gian khó này, đồng bào vẫn kiên tâm bám trụ giữ đất, vượt khó làm ăn, đoàn kết, chung lòng với Đảng, Bác, sống thân ái, hòa thuận, nhịn nhường nhau không tính nhiều đến lợi ích, mưu cầu cá nhân.Cô giáo Quyên cắm bản Mông trên gần đỉnh Sơn Thành cho biết: Tên em là Quyên, sống gần 3 năm ở bản và bây giờ cuộc sống của em không thể thiếu đám trẻ nghèo, người đồng bào lam lũ vùng núi rừng Quảng Nguyên này được. Lão nông Phàn Quầy o­n, thôn Sơn Thành cho biết: Cô giáo mang đến cho làng Mông tôi đủ điều tốt: Sống tốt, học tốt, làm điều tốt. Được biết: Từ chỗ “toàn không” đến nay các thôn đã có nhiều “điều có” là có đường, có trường, có cách làm hay và nhiều thôn có điện, có đài, truyền hình xem để học cách làm mới, để làm giàu từ thế mạnh trong mỗi thôn. Ngoài lúa, ngô, đậu, lạc, chăn nuôi ra, ở Quảng Nguyên đã hình thành vùng chè hữu cơ nguyên bản tới 383,1 ha, có 248 ha chè đang cho thu hoạch. Qua gần 2 năm đầu tư khuyến công, khuyến nông, đồng bào đã sắm nhiều máy sao chè mi ni đặt tại thôntự sao chế, tự tìm kiếm thị trường bán sản phẩm. Chuyển trồng chè bằng hạt sang dâm cành do các cán bộ cơ sở, cán bộ khuyến nông viên hướng dẫn. HTX Vĩnh Nguyện chuyên thu mua, chế biến, đóng gói sản phẩm chè Quảng Nguyên, gạo nếp cái Hoa vàng Quảng Nguyên cũng từ đó hình thành, phát triển, đang dần chiếm thị phần “quà tặng” đặc sắc các sản phẩm vùng sơn cước. Ngoài chè hình thành rõ nét sức tiêu thụ, sức trồng, chế biến cùng gạo nếp cái Hoa vàng ra, thì thảo quả thơm ngậy có mặt trong các bát hủ tiếu, sốt vang, hay trong các thang thuốc cổ truyền cũng đã lật trang mới. Hết năm 2009, cả xã đã có 178,55 ha thảo quả ở rừng già, hơn 9 ngàn tấn sản phẩm được đóng gói tiêu thụ với giá không dưới 80 ngàn đồng/kg. Trong năm, 26 ha thảo quả được trồng mới. Không dừng lại ở khai thác thế mạnh sẵn có, người Quảng Nguyên cũng xác định rừng kinh tế như một hướng làm giàu. Năm 2009 có 344 hộ, trồng 316,3 ha rừng kinh tế, xóa cơ bản đồi trọc, đất trống. Đây thật sự là tín hiệu reo vang làm thay đổi quan niệm sống, chất lượng sống, tức là sống không chỉ khai thác, hưởng thụ sẵn có từ tài nguyên nữa, mà sống phải đầu tư, bảo vệ, để tôn tạo thêm nguồn tài nguyên nơi mình sinh sống. Với tôi, ngày trở lại Quảng Nguyên lần này chính là sự ngạc nhiên trước đấy là sự đổi thay kỳ diệu. Ngoài lúa, ngô, đậu, lạc là đàn gia súc, gia cầm: Trâu 2.500 con, dê 1.788 con, ngựa 193 con, lợn, bò, gia cầm nữa cũng đã được đầu tư chăn nuôi từ nhiều nguồn. Qua chợ lợn “tên lửa” thịt chắc, da săn giá bán bình quân 60.000 đồng/kg thịt lợn địa phương đã làm không ít khách móc túi... mãn nguyện. Giá bán 25.000 đ/kg gạo nếp cái hạt to tròn, trắng trong tựa con o­ng rừng cũng trở thành “quà” cho người thân khắp mọi nơi. Được biết, Tết năm vừa rồi cả huyện Xín Mần đồng loạt sử dụng gạo nếp cái Hoa vàng Quảng Nguyên. Thật vui khi mà sự ủng hộ hàng địa phương, tôn vinh giá trị hạt gạo quê hương. Mong cho giá trị đó lan tỏa để mọi người biết đến nhiều hơn, sâu sắc hơn. Sự đổi thay rõ nét là hạ tầng cơ sở. Đủ tất tật, từ cơ ngơi trụ sở xã, trạm y tế, trường Mầm non, Tiểu học, THCS. Đi gần như tốp đầu trong việc đổi mới công tác cán bộ cơ sở, huy động xây dựng hạ tầng: Đường, trường, nhà công vụ cho đội ngũ cán bộ xã, giáo viên. Cùng sự đầu tư của Nhà nước, hiện tại, Quảng Nguyên đã có cơ ngơi khang trang, đủ đầy Đại hội Đảng bộ các cấp kỳ này và đặc biệt Đại hội Đảng bộ xã kỳ này sẽ là bước tiếp theo để Quảng Nguyên khẳng định sự đổi thay của một cách làm mới. Đó là cách: Lắng nghe dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, phát huy sức mạnh tập thể cán bộphấn đấu vì sự no ấm, hạnh phúc toàn dân.


Quảng Nguyên mùa này xanh biếc một màu xanh của sự đổi thay kỳ diệu trong mắt người đến, người đi. Với tôi, màu xanh đó còn là màu của tương lai sau này mà người Quảng Nguyên đã dày công vun trồng, nuôi dưỡng.


Nguyễn Mạnh Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công ty Cổ phần xi măng Hà Giang thực hiện tốt công tác an toàn-vệ sinh lao động và quyền lợi của người lao động
HGĐT- Là công ty Cổ phần hoạt đông trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng có quy mô lớn, với những sản phẩm chủ yếu như: Xi măng, tấm lợp Fibrô xi măng, đá xây dựng các loại... vì vậy trong nhà máy và trên công trường luôn có hàng trăm công nhân trực tiếp lao động, sản xuất, do đó công tác An toàn-vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong những năm
30/04/2010
Gió lốc gây thiệt hại tại Hoàng Su Phì
HGĐT- Trong mấy ngày vừa qua, tại huyện Hoàng Su Phì đã xảy ra nhiều cơn lốc mạnh kèm theo mưa to để lại hậu quả khá nặng đối với đời sống của nhân dân.
30/04/2010
Cảm xúc tháng Tư - niềm vui Đại thắng
HGĐT- Tháng Tư của năm 2010 đã ùa về trọn vẹn cùng chúng ta, sự hiện diện của thời gian và không gian đặc biệt này đem lại cho mọi người dân Việt Nam một cảm xúc tuyệt vời - đó là niềm vui đại thắng trong ngày chiến thắng của đất nước, dân tộc trước kẻ thù xâm lược.
29/04/2010
Lũ đá ở Seo Lử Thận
HGĐT- … Trong cơn lũ đêm rạng sáng ngày 27.4 ở đây chỉ có nước và đá. Lũ “đá” mới thật chính xác. Vâng! Lũ “đá” núi, mới thật sự được coi là những gì đã xảy ra ở thôn Seo Lử Thận, xã Pà Vầy Sủ (Xín Mần) cướp đi 5 mạng sống, làm bị thương 3 người của 2 gia đình cha con ông Vàng Seo Phứ, 67 tuổi và người con trai bạc mệnh Vàng Seo Pao, 29 tuổi mất vợ, mất con.
29/04/2010