Sau 4 năm thực hiện nghị quyết chuyên đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm

16:57, 08/03/2010

HGĐT- Từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn tỉnh có gần 41 nghìn người được đào tạo nghề; hệ thống các cơ sở đào tạo, giáo viên dạy nghề đã tăng cường cả về số lượng và chất lượng... Đây là kết quả nổi bật, đáng ghi nhận sau 4 năm thực hiện Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về đào tạo nghề, phát triển nghề, giải quyết việc làm trong nông nghiệp nông thôn và xuất khẩu lao động.


Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động có chuyển biến trên nhiều mặt. Trước hết, hệ thống cơ sở đào tạo nghề được tăng cường về số lượng với 15 cơ sở dạy nghề (1 trường Trung cấp Nghề, 2 trung tâm có chức năng dạy nghề, 12 trung tâm dạy nghề tại các huyện, thị). Hàng năm, các cơ sở dạy nghề lại được bổ sung thêm cán bộ, giáo viên có trình độ và nghiệp vụ sư phạm vào quản lý, giảng dạy. Nhìn lại thời điểm năm 2006, các cơ sở dạy nghề của tỉnh chỉ có 72 cán bộ, giáo viên, nhưng đến nay đã có 210 người, tăng gần 3 lần so với năm 2006. Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề còn mời thêm các cán bộ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật theo từng chuyên ngành đào tạo hoặc các nghệ nhân tham gia giảng dạy. Tất cả các ngành nghề đào tạo của các cơ sở dạy nghề đều có chương trình, giáo trình đào tạo chi tiết và thường xuyên được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cũng như nhận thức của người học. Hiện nay, hệ trung cấp nghề đã xây dựng được chương trình, giáo trình của 6 nghề, hệ sơ cấp đào tạo 11 nhóm nghề với 23 ngành nghề khác nhau.


Việc triển khai chương trình dạy nghề được tiến hành linh hoạt với nhiều hình thức như dạy tại các cơ sở đào tạo, lưu động xuống cụm xã, thị trấn, thôn, bản, dạy những ngành nghề truyền thống; những nghề theo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động; chuyển giao kỹ thuật nông - lâm nghiệp... Các mô hình dạy nghề đã đáp ứng được nhu cầu của người lao động và sự phát triển KT-XH của địa phương. Trong vòng 4 năm 2006-2009, có 40.840/34 nghìn người được dạy nghề, đạt trên 120% so với Nghị quyết đề ra. Trong đó, 208 người có trình độ cao đẳng nghề; 2.421 người đạt trung cấp và dạy nghề dài hạn; 38.211 người đạt sơ cấp nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25,8%, trong đó lao động qua đào tạo nghề là 20,4%, vượt 2,4% so với Nghị quyết. Trong quá trình triển khai Nghị quyết, tỉnh ta đã huy động tổng lực cho công tác đào tạo nghề, kinh phí dạy nghề được huy động từ nhiều nguồn. Trong vòng 4 năm, đã có trên 70 tỷ đồng được đầu tư cho đào tạo nghề.


Cùng với chính sách đào tạo nghề, công tác giải quyết việc làm cũng mở ra nhiều triển vọng với 53.233 lao động được tạo việc làm trong vòng 4 năm. Trong đó, lao động nữ có việc làm chiếm gần 45%; tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm trên 14%, dịch vụ - thương mại trên 19%, nông - lâm nghiệp trên 66%. Dự kiến đến hết năm 2010 toàn tỉnh có gần 67 nghìn lao động được giải quyết việc làm. Các lao động phổ thông, lao động qua đào tạo nghề đã đáp ứng tốt yêu cầu của nhà tuyển dụng, được nhận làm việc tại các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh; nhiều lao động còn tự mở cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho người khác. Bên cạnh đó, công tác tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động được triển khai có hiệu quả. Từ năm 2006 đến nay, đã tiến hành tư vấn giới thiệu việc làm và học nghề cho gần 10 nghìn lao động, đạt gần 221% so với chỉ tiêu, tăng 6,23 lần so với nhiệm kỳ trước; trên 2 nghìn người tìm được việc làm mới, chiếm trên 21% số người được tư vấn giới thiệu việc làm. Tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị giảm xuống còn trên 3,9%.


Các lao động qua đào tạo, được giải quyết việc làm tại địa phương, đưa đi làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong nước và qua con đường xuất khẩu lao động. Đưa lao động ra nước ngoài làm việc, vừa thực hiện tốt mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập, còn là cơ hội để lao động có điều kiện cọ sát thực tế ở môi trường làm việc mang tính công nghiệp, nâng cao nhận thức cho người lao động. Thực hiện chủ trương đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động. Nhiều địa phương cũng có chính sách hỗ trợ, khuyến khích lao động đi xuất khẩu như huyện Xín Mần hỗ trợ cho lao động đi xuất khẩu vay 1 triệu đồng/người không tính lãi để giải quyết chi phí ban đầu; Bắc Mê cho vay 2 triệu đồng/người không tính lãi trong 6 tháng; Yên Minh thành lập Quỹ hỗ trợ XKLĐ; Hoàng Su Phì, Vị Xuyên hỗ trợ 50% lãi suất khi người lao động vay vốn tại ngân hàng... Thống kê của các ngân hàng cho biết: Từ năm 2003 đến nay, Ngân hàng CSXH đã cho 1.732 lao động nghèo vay vốn đi XKLĐ, số tiền giải ngân trên 38,7 tỷ đồng; Ngân hàng NN-PTNT giải ngân trên 2,8 tỷ đồng cho 154 lượt hộ vay theo chương trình XKLĐ. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 15 doanh nghiệp tham gia tuyển chọn lao động đi xuất khẩu, có 3 nghìn lao động làm việc tại Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và một số nước vùng Trung Đông. Số tiền người lao động làm việc tại nước ngoài gửi về đạt trên 130 tỷ đồng.


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy vẫn còn nhiều vướng mắc cần sớm khắc phục: Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo nghề như lớp học, trụ sở làm việc, nơi ở nội trú học sinh còn thiếu, chưa được đầu tư đúng mức. Trang thiết bị đầu tư dàn trải dẫn đến một số ngành, nghề đào tạo chưa kết hợp tốt giữa dạy lý thuyết và thực hành. Đội ngũ giáo viên dạy nghề vẫn thiếu, chủ yếu là hợp đồng giáo viên thỉnh giảng theo mùa vụ, giáo viên quản lý chủ yếu chuyển từ các ngành khác sang nên việc tham mưu, tổ chức thực hiện dạy nghề còn hạn chế. Mặc dù tăng nhanh về quy mô, số lượng ngành, nghề đào tạo nhưng vẫn chủ yếu dạy nghề ngắn hạn, số lượng người học nghề dài hạn thấp, điều này dẫn đến chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Người lao động của tỉnh đi XKLĐ chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ văn hoá hạn chế, phần lớn chưa qua đào tạo tay nghề nên đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng làm việc và thu nhập...


Thiên Thanh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong CNVC,LĐ
HGĐT- Hưởng ứng chương trình phát động thi đua của UBND tỉnh và Tổng LĐLĐ Việt Nam trong năm 2009, trong năm qua, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã tổ chức phát động thi đua đến các cấp Công đoàn và CNVCLĐ trong toàn tỉnh về thực hiện các phong trào “Thi đua lao động giỏi”; “Thi đua liên kết phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn”.
26/02/2010
Cháy lớn gây thiệt hại trên 20 tỷ đồng
HGĐT - Lúc 17h30 phút, ngày 17/2 ( tức mùng 4 Tết), tại địa phận thôn Pác Mìa, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê đã xảy ra vụ hoả hoạn đặc biệt nghiêm trọng, thiêu rụi và làm cháy 55 nhà dân (trên tổng số 131 nhà), trong đó có 44 nhà bị lửa thiêu rụi hoàn toàn, 11 nhà người dân tự dập, làm hàng rào ngăn lửa, may mắn không có thiệt hại về người.
24/02/2010
Xuân về Lùng Sán
HGĐT- Bước vào tuổi 39 trông Hầu Seo Gỉ tôi cứ ước ngoài 50 nên gọi bằng chú. Ngượng nghịu đôi chút Gỉ bảo tôi “… Mình tuổi còn ít, mỗi tội già vì ở trên cao Suôi Thầu, ít biết nên cứ làm, cứ ăn và cứ đẻ 5 đứa con liền lúc, rồi lo làm, lo ăn suốt đêm ngày nên nó… cũ người đi vậy”. Chúng tôi cười thông cảm rồi hỏi chuyện về làng mới Lùng Sán sau 1 năm hạ sơn, Hầu Seo Gỉ cho
24/02/2010
“Nghị lực sống” đến với đồng bào nghèo Sủng Máng
HGĐT- Với thông điệp “Mùa xuân trên cao nguyên đá”, trong những ngày giáp Tết Canh Dần, đoàn sinh viên tình nguyện (gần 40 người) của Trung tâm Nghị lực sống (Hà Nội) do Giám đốc, Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng (là một người bị bệnh “nhũn xương”, gần như tê liệt hoàn toàn, nhưng rất giỏi về máy tính) dẫn đầu, đã lên xã Sủng Máng, huyện Mèo Vạc trao quà (gồm
24/02/2010