Hà Giang

Ngành Lao động, Thương binh & Xã hội phối hợp dạy nghề & giải quyết việc làm

07:50, 26/01/2010

HGĐT- Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác dạy nghề (DN), giải quyết việc làm (GQVL) cho người lao động; trong những năm qua, cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Lao động,Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo việc làm cho người lao động, góp phần vào cải thiện đời sống cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.


Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành T.Ư và đặc biệt là Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 2/10/2006 của BCH Đảng bộ tỉnh về công tác dạy nghề (DN), phát triển nghề (PTN), giải quyết việc làm (GQVL) trong nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu lao động (XKLĐ); ngành LĐTB&XH đã phối hợp với các ngành tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo về chính sách DN & GQVL trên địa bàn tỉnh, đồng thời phối hợp với các ngành, hướng dẫn các huyện, thị xã xây dựng Đề án thành lập Trung tâm DN... Đến nay, 100% huyện, thị xã đã có Trung tâm DN với 15 cơ sở. Trong đó có 1 trường Trung cấp Nghề, 12 Trung tâm DN và 2 cơ sở khác có DN, trong đó có 1 Trung tâm DN của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

Nhằm thực hiện tốt công tác DN & GQVL cho người lao động trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, ngành LĐTB&XH đã làm tốt công tác tham mưu giúp cho UBND tỉnh về công tác DN & GQVL của tỉnh và đạt những kết quả khả quan. Đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung từ 16% năm 2006, lên 25,8% năm 2009, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 10,2% năm 2006 lên 20,4% năm 2009, chất lượng lao động không chỉ đựơc nâng lên mà đã từng bước đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Về kết quả DN trong 4 năm từ năm 2006 - 2009, Sở LĐTB&XH đã phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể, các huyện, thị xã tổ chức DN cho 40.840 người, đạt 120,1% kế hoạch so với nghị quyết đề ra. Trong đó, Cao đẳng nghề là 208 người, Trung cấp nghề và DN dài hạn là 2.421 người, Sơ cấp nghề và DN dưới 3 tháng là 38.221 người, tỷ lệ lao động thanh niên chiếm trên 90%. Trong quá trình tổ chức, triển khai công tác phối hợp DN & GQVL những năm qua cho thấy: Ngành LĐTB&XH đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh; các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, UBND các huyện, thị xã bám sát các chỉ thị, chỉ đạo của Bộ LĐTB&XH, trong đó có Nghị quyết số 02-NQ/TU về công tác DN, PTN, GQVL trong nông nghiệp, nông thôn và XKLĐ. Công tác DN& GQVL đã sát với thực tế của địa phương, giúp cho người lao động (trong đó có thanh niên) được tham gia học nghề phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân tại địa phương. Thông qua các lớp học nghề, người lao động đã nhận thức đầy đủ hơn về công tác DN & GQVL sau học nghề… từ đó chủ động trong việc lựa chọn ngành, nghề để học tập và tìm kiếm việc làm. Việc lồng ghép các chương trình, dự án phát triển KT - XH gắn với GQVL đã tạo cơ hội cho hầu hết người lao động nói chung, lực lượng thanh niên nói riêng có nhiều việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Có thể khẳng định: Công tác DN, GQVL và XKLĐ của tỉnh ta trong những năm qua đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Công tác DN được phát triển cả về số lượng, chất lượng, quy mô ngành nghề và đa dạng hoá các hình thức DN như: DN tại cơ sở đào tạo, dạy lưu động tại cụm xã, thôn bản và thị trấn với các nghề mới, nghề truyền thống như xây dựng, cắt may, thêu ren, dệt thổ cẩm và chuyển giao kỹ thuật nông - lâm nghiệp, chăn nuôi - thú ý… Các mô hình DN đã từng bước đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn về kỹ thuật, tạo việc làm và XĐGN bền vững cũng như trong chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong 4 năm, toàn tỉnh đã có 53.233 người được GQVL, trong đó lao động nữ chiếm 44,6% và lực lượng lao động thanh niên chiếm trên 80% tổng số lao động. Về XKLĐ, tính đến hết năm 2009, toàn tỉnh có gần 3.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài và có thu nhập ổn định. Bình quân mỗi lao động làm việc ở nước ngoài gửi về cho gia đình từ 2,2 đến 4,5 triệu đồng/tháng. Có thể khẳng định: Công tác DN & GQVL không chỉ đem lại lợi ích cho người lao động mà còn đóng góp không nhỏ vào công cuộc XĐGN và làm giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 4,03% năm 2006 xuống còn 3,91 năm 2009 và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn tăng từ 82% năm 2006 lên 84,1% năm 2009.


Trao đổi với chúng tôi về công tác DN, GQVL cho người lao động nói chung và lực lượng thanh niên nói riêng trong thời gian tiếp theo, ông Nguyễn Thanh Long, Phó Giám đốc Sở LĐTB &XH tỉnh cho biết: Ngành LĐTB&XH tiếp tục bám sát chủ trương, chính sách của T.Ư, tỉnh để cụ thể hóa và lồng ghép có hiệu quả công tác DN & GQVL cho người lao động. Có chính sách đầu tư, thu hút đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề. Đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị tương xứng với quy mô, loại hình từng cơ sở đào tạo. Đảm bảo các cơ sở nghề có đủ các phương tiện phục vụ cho học lý thuyết đi đôi với thực hành để nâng cao tay nghề và kỹ năng thực hành nghề cho người học. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nhận thức đầy đủ về học nghề, tăng cường dạy nghề dài hạn, tập trung dạy các nghề thị trường sử dụng nhiều lao động để giúp cho người lao động có khả năng tìm kiếm việc làm. Mở rộng liên kết đào tạo, nhất là liên kết với các doanh nghiệp để vừa đào tạo nghề vừa tạo việc làm cho lao động sau đào tạo. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề, đảm bảo chất lượng trong đào tạo, lồng ghép công tác dạy nghề với các chương trình trọng tâm của tỉnh như: XĐGN, GQVL kết hợp với công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động sau học nghề. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và lao động về việc làm, cũng như việc XKLĐ và lợi ích mà XKLĐ đem lại. Đẩy mạnh phát triển KT - XH gắn với mở rộng ngành nghề,phát triển các mô hình kinh tế để tạo việc làm và giải quyết việc làm tại chỗ là chính. Ngành LĐTB&XH tiếp tục làm tốt chức năng tham mưu cho tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020. Tạo cơ chế thông thoáng giúp cho người lao động tiếp cận được nguồn vốn vay để xuất khẩu lao động, có chính sách hỗ trợ lãi suất đối với lao động không thuộc hộ nghèo, huyện nghèo vay vốn ngân hàng để xuất khẩu lao động.


Để thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 02/NQ-TU của Tỉnh ủy đề ra đến hết năm 2010, Sở LĐTB&XH đề nghị tỉnh sớm bố trí đủ kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề năm 2010 để xây dựng, cải tạo nhà làm việc, nhà ở nội trú của trường Trung cấp nghề, kinh phí xây dựng cơ bản cho Trung tâm DN các huyện, thị xã. Hàng năm giao tăng chỉ tiêu biên chế giáo viên dạy nghề cho trường, các Trung tâm DN để đảm bảo đủ giáo viên giảng dạy. Nâng cấp trường Trung cấp nghề lên trường Cao đẳng nghề; và Trung tâm dạy nghề huyện Bắc Quang lên thành trường Trung cấp nghề. Đặc biệt tỉnh cần có chính sách hỗ trợ người lao động vay vốn đi xuất khẩu lao động.


Phan Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh: Nơi “chắp cánh” những ước mơ
HGĐT- Với nhiệm vụ quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và dạy nghề cho những người có hoàn cảnh khó khăn không nơi nương tựa trong toàn tỉnh, những năm qua, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh là một địa chỉ tin cậy, một mái ấm luôn dang rộng vòng tay tiếp nhận những mảnh đời không may mắn ấy, để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho hàng ngàn cảnh đời, thổi lên ngọn lửa ấm áp, góp phần quan
26/01/2010
Đầu xuân chơi chợ Phố Cáo
Cao nguyên đá Đồng Văn xám xịt dưới cái lạnh cắt da cắt thịt bỗng dưng xòe nở bao nhiêu là màu sắc. Này là mận trắng tinh khôi. Này là đào chớm tỉnh nụ hồng. Này là cải trắng, cải vàng, cải tím ướt mềm giọt sương sớm trải dài từ cổng trời Quản Bạ.
25/01/2010
Tiếp sức cho miền cực Bắc
HGĐT- Sau nhiều ngày chìm trong cái “lạnh đến tê người” của những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về, sáng 19.1 đất trời Hà Giang ngập tràn nắng ấm. Không khí ấm áp bao trùm khắp dải đất thân thương nơi tột cùng cực Bắc của Tổ quốc Việt Nam thân yêu.
21/01/2010
Xuân của những người đi “mở đất”
HGĐT- Có những người lính tuy giữa thời bình nhưng vẫn hằng ngày phải đối mặt với những hiểm nguy rình rập. Có những hy sinh thầm lặng mà không dễ gì chia sẻ. Có những khoảnh khắc thanh bình sau mỗi “trận đánh”, những người lính lại dành thời gian hiếm hoi ngắm hoa đào nở, tận hưởng thời khắc xuân về. Họ là những cán bộ, chiến sỹ tuổi đời còn rất trẻ của đơn vị 17 công binh,
21/01/2010