Đồng Văn “mùa” thiếu nước

08:02, 14/01/2010

HGĐT- Vào những ngày đầu tháng 1 của năm 2010, chúng tôi có dịp trở lại Đồng Văn công tác. Khi đặt chân lên địa phận xã Sà Phìn, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt tôi là từng tốp, từng tốp người dân gùi trên lưng là những chiếc quẩy tấu và bên trong là những chiếccan. Cùng với những tốp người đi bộ, là những chiếc xe máy cõng trên mình cũng từ 2 cho đến 4 chiếc can chạy ngược, xuôi…


 
 Hồ “treo” xã Sà Phìn có dung tích hàng nghìn m3 nước cũng đã bị cạn khô từ hơn một tháng nay.

Hỏi thăm những người mang gùi, chúng tôi được biết họ đều là những người đi lấy nước, một người trong đoàn cho chúng tôi biết: Thời tiết năm naykhô hạn và đã có đến cả mấy tháng rồi mà trời vẫn không mưa nên không còn nước để ăn cũng như sinh hoạt. Vừa đi, người đàn bà vừa chỉ tay về phía trụ sở xã Sà Phìn và nói: Nước ở hồ treo Sà Phìn nhiều như vậy mà giờ cũng cạn kiệt không còn lấy một giọt, nên mọi người phải đi lấy nước về dùng. Nhà nào ở gần đâu có nguồn nước thì lấy ở đấy, còn chúng tôi thì phải đến lấy nước ở tận hồ bên xã Thài Phìn Tủng cách nhà đến cả gần chục cây số, gùi được can nước về ăn thấy vất vả quá cán bộ à. Lấy được nước cho người rồi, tôi còn phải đi lấy nước cho con bò nó uống, không sắp đến mùa vụ rồi nó lại không cầy nương hộ…

 
 Người dân ở xã Vần Chải (Đồng Văn) phải xuống tận địa phận huyện Yên Minh để lấy nước.

Tìm hiểu về sự thiếu nước gay gắt trên địa bàn xã Sà Phìn, chúng tôi được anh Đào Văn Luân, Phó Bí thư Đảng ủy xã Sà Phìn cho biết: Năm nay do ảnh hưởng thời tiết, nên từ đầu mùa khô đên giờ vẫn không có lấy một trận mưa nên hầu hết bể chứacủa các hộ gia đình cũng đều đã hết nước, đến cả hồ treo của xã cũng đã không có lấy một giọt nước từ hơn một tháng nay và mọingười phải đi lấy nước khá xa, có thôn đến được chỗ lấy nước phải đi bộ mất cả buổi, nhà nào có xe máy thì cũng chỉ lấy được vài ba chuyến. Mặc dù, trong năm xã được đầu tư xây thêm một hồ chứa nước và mới được hoàn thành cách đây hơn một tháng nên cũng chưa có nước. Nước ăn, nước sinh hoạt đều hết, người dân thì phải bỏ cả buổi để đi lấy nước, còn cán bộ và các thầy cô giáo đã phải mua từ 5 - 10 nghìn đồng cho một can nước ăn... ông Nguyễn Đình Dích, Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn cho biết: Hầu như năm nào người dân Đồng Văn cũng bị thiếu nước từ 3 - 4 tháng vì thời gian khô hạn suốt từ tháng 10 năm trước đến tận tháng 4 năm sau, nên nguời dân ở đây thường nói thời gian này là “mùa” thiếu nước… Trong nhiều năm qua, mỗi năm huyện Đồng Văn đã phải chi hàng trăm triệu đồng để hỗ trợ tiền mua nước ăn cho các cháu học sinh nội trú ở các xã bị thiếu nước trầm trọng như xã Hố Quáng Phìn, Lũng Thầu, Vần Chải, Sủng trái, Lũng Phìn, Tả Lủng và Tả phìn. Với mức hỗ trợ mỗi xã từ 20 - 25 triệu đồng, nếu tính theo giá nước như hiện nay là 300 nghìn đồng/1m3 nước thì với số tiền hỗ trợ cho mỗi xã cũng chỉ đủ mua nước ăn cho các cháu học sinh nội trú của xã trong khoảng thời gian 3 tháng là nhiều, nếu năm nào cũng hạn như năm nay thì các cháu sẽ bị thiếu nước ăn đến 2 tháng. Cùng với thiếu nước ăn, nước sản xuất cũng thiếu nên hầu hết các loại cây trồng vụ đông trên địa bàn huyện đều không thể phát triển được… Trước thực trạng trên, từ năm 2008 đến nay, huyện Đồng Văn đã được Chính phủ đầu tư xây dựng với tổng số 12 hồ treo, mỗi hồ có dung tích chứa từ 3.000m3 đến gần10.000m3. Trong đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư 5 hồ và đã hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng, tuy nhiên hồ treo tại xã Hố Quáng Phìn hiện đang phải khắc phục sửa chữa do không chứa được nước nên mùa khô năm nay, người dân Hố Quáng Phìn vẫn thiếu nước trầm trọng. Còn 7 hồ do huyện làm chủ đầu tư thì trong đó có 5 hồ chuyển tiếp từ năm 2008, đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 1 hồ, còn 4 hồ đang được thi công, khối lượng hoàn thành đạt từ 55 - 95%. Năm 2009, huyện tiếp tục khởi công xây mới 2 hồ, đến nay khối lượng mới hoàn thành được 30 - 40% khối lượng. Nếu trong năm 2010, cả 12 hồ trên địa bàn huyện đều được đưa vào khai thác thì cũng mới chỉ cung cấp đủ nước ăn và nước sinh hoạt cho cán bộ và nhân dân khu vực trung tâm các xã và một số thôn, bản lân cận, còn các thôn, bản vùng cao xa trung tâm thì vẫn còn rất khó khăn và chưa được hưởng lợi từ các hồ nước trên. Để đảm bảo có đủ nước ăn cũng như nước sinh hoạt cho người dân ở các thôn bản vùng sâu, xa các trung tâm xã và các hồ chứa nước, ông Nguyễn Đình Dích cho biết: Mong muốn của cấp ủy, chính quyền cũng như người dân địa phương là: Chính phủ cần tiếp tục có chính sách đầu tư xây dựng thêm bể chứa nước hộ gia đình cùng các hồ treo nhỏ phù hợp mô hình thôn bản khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa... có như vậy thì những năm tới mới có thể giải quyết đựơc tình trạng thiếu nước ăn, nước sinh hoạt và cả nước sản xuất của người dân nơi đây và bớt đi phần nào nỗi vất vả vì thiếu nước mỗi khi mùa đông về và cũng để cho cán bộ và các thầy, cô giáo không còn phải trích những đồng tiền lương ít ỏi ra để mua từng can nước ăn như hiện nay.


Phan Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thôn Bản Đả (Na Khê) hết nghèo nhờ trồng dưa hấu
HGĐT- Đến thôn Bản Đả, xã Na Khê (Yên Minh) thời điểm này, ai cũng ngạc nhiên bởi trong tiết Đông giá rét, khô hạn mà ruộng nương nơi đây không còn một thửa đất bỏ trống. Ni lông phủ trắng ruộng, dưới đó là dưa hấu, dưa chuột, bí xanh đang lên mầm xanh tốt. Nhờ biết trồng cây vụ Đông - xuân nên người dân nơi đây đã hết cảnh đói nghèo, nhiều hộ khá giả.
31/12/2009
Vì sự an sinh xã hội
HGĐT- Bảo hiểm xã hội (BHXH) là mộttrong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động, đồng thời nó cũng có một vai trò to lớn góp phần an sinh xã hội. Chính vì vậy, bước sang năm 2009, BHXH tỉnh tiếp tục đổi mới hoạt động để bắt kịp với yêu cầu chung của cả nước và đặc thù của một tỉnh miền núi, biên giới, đa sắc tộc.
31/12/2009
Công cụ thực hiện giảm nghèo bền vững
HGĐT- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh Hoàng Đình Châm, khẳng định: Ngân hàng CSXH tỉnh là một đơn vị có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đắc lực sự nghiệp XĐGN cho vùng nghèo, vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh, với số dư nợ cho vay tăng hơn năm 2008 là 54,5%, trong đó cho
14/01/2010
Mèo Vạc nỗ lực thực hiện Nghị quyết 30a/CP
HGĐT- Trên cơ sở Nghị quyết 30a/2008/NQ - CP của Chính phủ và Hướng dẫn của các Bộ, ngành T.Ư, tỉnh, huyện Mèo Vạc đã khẩn trương thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện các chương trình XĐGN của huyện.
14/01/2010