Nâng cao nhận thức để chủ động phòng, chống thiên tai

16:07, 12/08/2021

BHG - Những năm qua, với sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, sự quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự tham gia tích cực của các tổ chức, đoàn thể, người dân, công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) trên địa bàn huyện Đồng Văn đạt được những kết quả tích cực. Qua đó, giúp nâng cao nhận thức cho người dân, hạn chế tối đa thiệt hại về người, tài sản, yên tâm lao động, sản xuất.

Cán bộ, dân quân xã Phố Cáo (Đồng Văn) giúp người dân chằng néo mái nhà.                                          Ảnh: TƯ LIỆU
Cán bộ, dân quân xã Phố Cáo (Đồng Văn) giúp người dân chằng néo mái nhà. Ảnh: TƯ LIỆU

Huyện Đồng Văn với địa hình chủ yếu là núi đá, dễ xảy ra tình trạng đá lăn; một số khu vực địa hình đất dốc, thường xuyên xảy ra sạt lở vào mùa mưa. Đặc biệt, nhiều hộ dân chưa có nhà xây kiên cố, một số nhà còn tạm bợ; nhiều hộ sinh sống trong khu vực nguy hiểm như sườn núi, chân núi. Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện xảy ra 2 đợt thiên tai trên địa bàn các xã Sủng Trái, Phố Là và thị trấn Đồng Văn; làm thiệt hại 2 nhà ở, cột điện, trạm biến áp, 1 số máy móc và 1 tuyến đường giao thông. Ước thiệt hại khoảng 230 triệu đồng. Ngay sau đó, UBND huyện đã kịp thời chỉ đạo các xã, thị trấn và phòng chuyên môn, các tổ, đội xung kích kịp thời giúp người dân khắc phục; thăm hỏi, động viên các gia đình chịu ảnh hưởng.

Theo dự báo, năm 2021, tình hình thời tiết, thiên tai sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Vì vậy, trước mùa mưa bão, huyện đã chủ động ban hành các kế hoạch cụ thể như: Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, các Tổ đội xung kích cứu hộ, cứu nạn cấp xã, thôn, tổ với lực lượng nòng cốt là dân quân tự vệ, công an viên xã, thôn. Kiểm tra kế hoạch PCTT cấp xã, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tránh hình thức, có giải pháp phòng, phương án xử lý cụ thế đối với từng tình huống thiên tai và phân công nhiệm vụ rõ ràng. Chủ động rà soát, cập nhật, xác định những khu vực nguy hiểm đề xảy ra thiên tai trên địa bàn để có biện pháp di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đồng thời triển khai, sử dụng có hiệu quả bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt, sạt lở đất; thường xuyên kiểm tra đánh giá hiện trạng các công trình hồ chứa nước trên địa bàn, các công trình PCTT để kịp thời phát hiện hư hỏng và chủ động sửa chữa. Đặc biệt, đến nay, 100% các xã tổ chức ký cam kết cho các hộ, cơ quan, đơn vị có nhà ở, hội trường, nhà lưu trú,… chưa kiên cố thực hiện chằng néo nhà cửa, khơi thông cống rãnh...

Thực tiễn nhìn vào kết quả trong công tác PCTT và TKCN trên địa bàn huyện Đồng Văn những năm qua cho thấy, các phương án giảm thiểu rủi ro thiên tai phát huy hiệu quả tích cực. Nhất là các kế hoạch PCTT cấp xã được rà soát, cập nhật, bổ sung hàng năm; các dạng thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn được xây dựng phương án ứng phó cụ thể, chi tiết phù hợp với tình hình đặc điểm ở địa phương.

Đồng chí Phạm Đức Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn cho biết: Xác định công tác PCTT cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt, phải lấy phòng ngừa là chính, UBND huyện Đồng Văn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức các cuộc họp khẩn cấp triển khai các nội dung ứng phó các tình huống thiên tai; phân công các đồng chí lãnh đạo, các thành viên trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó tại các địa phương; chỉ đạo các cơ quan đơn vị, hướng dẫn người dân chủ động các phương án ứng phó với sự cố, thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ, 3 sẵn sàng”; trong đó việc bảo đảm tính mạng con người được đặt lên hàng đầu. Để công tác PCTT đạt hiệu quả, huyện sẽ tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, hiệu quả các đội xung kích PCTT các cấp xã; tổ chức các buổi diễn tập PCTT và TKCN để người dân nắm chắc được các biện pháp cơ bản, chủ động đối phó khi có thiên tai. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nguồn lực cho PCTT; thực hiện có hiệu quả các hệ thống dự báo, cảnh báo sạt lở, giảm tổn thất về người và tài sản, từng bước xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai trong từng giai đoạn.

Bài, ảnh: Vĩnh Hà


Cùng chuyên mục

Việt Nam vượt mốc 240.000 ca nhiễm Covid-19

Số ca Covid-19 tại Việt Nam liên tục tăng cao những ngày qua. Với việc ghi nhận thêm 4.642 ca nhiễm mới vào sáng nay, Việt Nam đã vượt qua mốc 240.000 ca nhiễm Covid-19, trong đó riêng số ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư là 237.589 ca. Tính từ 18 giờ 30 phút ngày 11/8 đến 6 giờ ngày 12/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.642 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 4.639 ca ghi nhận trong nước tại TP Hồ Chí Minh (2.318),

 

12/08/2021
Triển khai kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 đợt 5 năm 2021

BHG - Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26.2.2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19 cùng các nghị định, thông tư, quyết định liên quan; ngày 11.8, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 223/KH-UBND về việc triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 đợt 5 năm 2021 trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo miễn dịch cộng đồng, chủ động phòng ngừa dịch bệnh, giảm tỉ lệ mắc và tử vong do Covid-19.

12/08/2021
Hiệu quả xã hội hóa hệ thống đèn đường nông thôn
BHG - Thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu chiếu sáng đường giao thông nông thôn, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Quản Bạ đã tích cực thực hiện xã hội hóa việc lắp đặt hệ thống đèn đường tại các tuyến đường phố ở trung tâm thị trấn và các trục đường thôn, bản tại các xã. Từ đó, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự...
11/08/2021
Cách nhận biết và phòng tránh ngộ độc quả Hồng Châu

BHG - Quả Hồng Châu là loại quả dại thường mọc ở khu vực núi đá, phổ biến tại vùng cao Hà Giang. Trước tình trạng trẻ em ăn phải quả Hồng Châu dẫn đến ngộ độc và tử vong đáng tiếc xảy ra ngày càng nhiều trong thời gian gần đây, Báo Hà Giang Điện tử đã có cuộc phỏng vấn với Bác sĩ CK.II Ngọc Thanh Dũng – Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Hà Giang về cách nhận dạng và phòng tránh ngộ độc loại quả này.

11/08/2021