Đồng Văn phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

09:48, 26/06/2021

BHG - Tuyên truyền miệng là một trong những kênh thông tin quan trọng, trực tiếp tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân và đi vào cuộc sống. Xác định được điều đó, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Văn đã quan tâm, chú trọng nâng cao chất lượng công tác này. Qua đó, góp phần tăng cường sự gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong xã hội. 

Cán bộ Trung tâm Văn hóa huyện tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng, chống dịch bệnh.
Cán bộ Trung tâm Văn hóa huyện tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng, chống dịch bệnh.

Tuyên truyền miệng càng khẳng định được tính ưu việt khi thực hiện tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng khó khăn như Đồng Văn. “Tại đây, người dân chưa hoàn toàn hiểu hết được tiếng phổ thông, vì vậy, khi tuyên truyền miệng, tùy vào đối tượng, các tuyên truyền viên có sự điều chỉnh về nội dung cho phù hợp, ngắn gọn, dễ hiểu để bà con nắm được. Khi tuyên truyền trực tiếp, có sự hỗ trợ của các động tác tay, chân, cử chỉ, điệu bộ cũng giúp bà con hiểu nhanh hơn so với một vài hình thức tuyên truyền khác. Cụ thể như khi tuyên truyền về phòng, chống Covid-19, chúng tôi trực tiếp phát khẩu trang, hướng dẫn bà con rửa tay, sát khuẩn, kết hợp với việc thông tin ngắn gọn về sự nguy hiểm của dịch bệnh đã giúp bà con nhân dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong thời gian qua”. Anh Vừ Mí Chá, Cán bộ Trung tâm Văn hóa huyện Đồng Văn chia sẻ.

Để tuyên truyền tới đông đảo nhân dân một cách hiệu quả, các nội dung tuyên truyền miệng đều được xây dựng ngắn gọn, xúc tích nhưng phong phú. 6 tháng đầu năm 2021, các cơ quan tuyên truyền, báo cáo viên, tuyên truyền viên trên địa bàn huyện Đồng Văn đã tuyên truyền tại các buổi chợ phiên được 27 buổi; tuyên truyền tại cơ sở 57 buổi; thông qua các hội nghị, học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết,… thu hút trên 15.500 lượt người nghe.

Đồng chí Sùng Thị Say, Giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện Đồng Văn chia sẻ: Đối với địa bàn đặc thù như Đồng Văn, với đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, công tác tuyên truyền vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, lựa chọn các hình thức tuyên truyền như thế nào cho phù hợp là điều chúng tôi luôn trăn trở. Bên cạnh các hình thức tuyên truyền hiện đại thì tuyên truyền miệng đến nay là hình thức mang lại hiệu quả cao vì có sự trao đổi trực tiếp, tương tác qua lại nên khi chưa hiểu rõ vấn đề, bà con có thể hỏi lại ngay. Các nội dung khi trao đổi trực tiếp cũng ngắn gọn, trọng tâm, dễ hiểu hơn nên bà con tiếp cận dễ dàng. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, Trung tâm sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng nội dung tuyên truyền và tiếp tục sưu tầm những hình thức tuyên truyền hiệu quả, thiết thực và nhanh nhất để tuyên truyền đến từng người dân, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Có thể nói, tuyên truyền miệng là một giải pháp định hướng tư tưởng trực tiếp rất hiệu quả, dễ thay đổi phương pháp cho phù hợp với từng đối tượng, góp phần khắc phục tệ quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng. Hiện nay, trong thời đại bùng nổ thông tin, mọi người có thể tiếp cận, cập nhật thông tin từ nhiều nguồn, phương tiện khác nhau một cách tiện lợi, mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, những hình thức, lợi thế của các phương tiện thông tin, truyền thông hiện đại không thể thay thế, lấn át hoạt động tuyên truyền miệng. Những nguyên tắc cơ bản của tuyên truyền miệng đã, đang được giữ vững và ngày càng phát huy, thể hiện là một trong những kênh thông tin quan trọng, chính thống, không thể thay thế - một vũ khí sắc bén, linh hoạt, có truyền đạt, có đối thoại và định hướng, phản bác… mà không thể một tài liệu, phương tiện truyền thông nào có thể chuyển tải được.

Đồng chí Lý Trung Kiên, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Đồng Văn cho biết: Xác định công tác tuyên truyền miệng là trách nhiệm của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là lực lượng nòng cốt; vì vậy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy thường xuyên quán triệt Chỉ thị số 17 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới” đến từng cán bộ, tuyên truyền viên trên địa bàn. Đồng thời, chủ động đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền miệng đảm bảo tính định hướng, phong phú, thiết thực, hiệu quả, phải hướng mạnh về cơ sở. Bên cạnh đó, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên các cấp, đảm bảo đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.

Bài, ảnh: My Ly

 


Cùng chuyên mục

Sáng 25-6: Thêm 79 ca Covid-19 trong nước, 12 ca nhập cảnh

Sáng 25-6, Việt Nam ghi nhận thêm 91 ca mắc mới (BN14233-14323), bao gồm 12 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh và 79 ca ghi nhận trong nước, trong đó 60 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

25/06/2021
Tổng kết Đề án tìm kiếm, quy tập HCLS và Đề án xác định HCLS còn thiếu thông tin, giai đoạn 2013 - 2020

BHG - Ngày 24.6, Quân khu 2 tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết thực hiện Đề án "Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS)" và "Xác định HCLS còn thiếu thông tin, giai đoạn 2013 - 2020". Thiếu tướng Nguyễn Sơn Hà, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 2 chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Hà Giang có đồng chí Trần Đức Quý, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo 515 tỉnh Hà Giang và các đồng chí là thành viên Ban chỉ đạo 515 tỉnh.

25/06/2021
Thêm 112 ca Covid-19, gần một nửa ở TP HCM

Bộ Y tế trưa 25/6 ghi nhận 112 ca dương tính nCoV, gồm 109 ca trong nước và 3 ca nhập cảnh được cách ly ngay. 112 ca mới từ số 14324-14435. Trong đó, 109 ca ghi nhận tại: TP HCM (50), Long An (21), Bắc Giang (18), Bình Dương (12), Hưng Yên (3), Phú Yên (2), Bắc Ninh (2), Quảng Ninh (1). Trong số này, 106 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

25/06/2021
Bài trừ hủ tục để giảm nghèo bền vững

BHG - Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới, với 19 dân tộc cùng chung sống, trình độ dân trí còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo khá cao. Theo tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá thì một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo, lạc hậu là vẫn còn những hủ tục tồn tại, len lỏi trong từng dân tộc, dòng họ, gia đình.

24/06/2021