Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh động vật

22:00, 11/05/2021

BHG - Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra tại nhiều địa phương trong tỉnh và được dự báo tiếp tục có diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế của người dân. Các địa phương và người chăn nuôi cần quyết liệt triển khai các giải pháp để khống chế dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi phát triển ổn định.

Cán bộ xã Xín Chải (Vị Xuyên) tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.
Cán bộ xã Xín Chải (Vị Xuyên) tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và đề án Phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, khuyến khích người dân đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc với quy mô gia trại, trang trạng, hình thành các vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung. Đến nay, toàn tỉnh có 140 trang trại chăn nuôi; trên 280 nghìn con trâu, bò; trong đó, đàn trâu trên 162 nghìn con, đàn bò trên 122 nghìn con; đàn lợn gần 580 nghìn con. Ngành chăn nuôi chiếm trên 30% tỷ trọng ngành Nông nghiệp, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, giúp người dân nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Để bảo vệ sức khỏe vật nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật được triển khai đồng bộ, quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở; hàng năm có trên 1 triệu liều vắc xin được tiêm phòng cho đàn vật nuôi; người dân đã tái đàn được trên 98.000 con lợn từ sau khi dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát; đảm bảo nguồn cung thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Người dân xã Yên Phong (Bắc Mê) đưa trâu, bò đi tiêm phòng dịch bệnh viêm da nổi cục.
Người dân xã Yên Phong (Bắc Mê) đưa trâu, bò đi tiêm phòng dịch bệnh viêm da nổi cục.

Bên cạnh kết quả trên, hiện, dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và dịch tả lợn châu Phi đang tái phát trở lại tại một số địa phương sau thời gian dài được khống chế và đang diễn biến phức tạp, lây lan nhanh. Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đến nay, toàn tỉnh có 63 con trâu, bò của 41hộ/10 thôn/4 xã/2 huyện Bắc Quang, Bắc Mê bị mắc bệnh viêm da nổi cục và 32 con lợn, trọng lượng trên 2.141 kg tại xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang bị bệnh dịch tả lợn châu Phi buộc phải tiêu hủy. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã thành lập các đoàn kiểm tra, trực tiếp hướng dẫn các địa phương phòng, chống dịch bệnh; cung ứng 7.700 liều vắc xin và trên 200 lít hóa chất cho huyện Bắc Quang và Bắc Mê tiêm phòng khẩn cấp bao vây ổ dịch, đến nay, đã tiêm phòng được 2.983 con trâu, bò; cung ứng 2.000 kg vôi và 200 lít hóa chất cho xã Ngọc Đường xử lý ổ dịch; chỉ đạo thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên địa bàn xã Ngọc Đường để kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn ra vào địa bàn. Các địa phương chú trọng tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng tại các hộ chăn nuôi có gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh và toàn bộ các vùng có nguy cơ cao, xung quanh hộ chăn nuôi có gia súc bị bệnh, khu vực tiêu hủy gia súc mắc bệnh...

Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Trịnh Văn Bình chia sẻ: “Hiện nay, công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi đạt tỷ lệ chưa cao; thời tiết thay đổi, chuyển mùa, làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi và tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển nên nguy cơ các loại dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh là rất cao. Bên cạnh sự vào cuộc của ngành Thú y; các ngành, địa phương và người dân cần tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh, trong đó tập trung một số giải pháp trọng tâm: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; cách ly toàn bộ gia súc chưa có biểu hiện của bệnh; nuôi nhốt trâu, bò tại các khu vực có gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh; thành lập các tổ công tác chuyên môn phòng, chống dịch; bố trí kinh phí, nhân lực, vật lực để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý; tiêm phòng khẩn cấp cho đàn trâu, bò khỏe mạnh tại xã có dịch và các địa bàn có nguy cơ cao; tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng; khoanh vùng dịch và xem xét lập chốt kiểm dịch động vật tạm thời để kiểm soát việc vận chuyển gia súc ra, vào địa bàn có dịch; phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm; thống kê, kê khai số lượng gia súc; đề nghị người chăn nuôi ký cam kết thực hiện “5 không” phòng, chống dịch; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền và người dân trong công tác phòng, chống dịch...

Bài, ảnh: Biện Luân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Các nguồn lây đều được kiểm soát, dồn tổng lực để dập dịch

Chiều 10/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 bàn về các biện pháp mạnh mẽ hơn, yêu cầu phải tiếp tục nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, khắc phục ngay những kẽ hở trong phòng chống dịch.

11/05/2021
Trưa 11.5, thêm 18 ca Covid-19

Bộ Y tế trưa 11/5 ghi nhận 18 ca dương tính nCoV, trong đó 16 ca ghi nhận trong nước, 2 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

11/05/2021
Hội nghị trực tuyến về chủ động ứng phó và xử lý dịch bệnh Covid-19 trong tình huống khẩn cấp

BHG - Chiều 11.5, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố nhằm triển khai các biện pháp chủ động ứng phó và xử lý dịch Covid-19 trong tình huống khẩn cấp. Đồng chí Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 chủ trì hội nghị. Tham dự hội hội nghị, tại điểm cầu tỉnh Hà Giang có lãnh đạo Sở Y tế; đại diện các bệnh viện, trung tâm trực thuộc sở…

11/05/2021
Đồng Văn quyết tâm giữ vững thành quả chống dịch Covid-19

BHG - Là địa phương từng ghi nhận ca bệnh dương tính với Covid-19, cũng là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách tới tham quan, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại các tỉnh, thành trên cả nước, hiện nay, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Đồng Văn đã và đang nỗ lực gấp nhiều lần, quyết tâm giữ vững thành quả phòng, chống dịch; hướng tới đảm bảo an toàn, thực hiện thành công cuộc Bầu cử đại biểu HĐND các cấp trên địa đầu Tổ Quốc.

11/05/2021