Mong điện về xua tan nghèo khó

16:50, 14/07/2020

BHG - Trời mưa liên tục khiến đường vào 3 thôn: Nà Đon, Lùng Éo và Khâu Đuổn, thị trấn Yên Phú (Bắc Mê) càng thêm lầy lội, trơn trượt. Đường đi lại khó khăn, nhưng điều mà hơn 100 hộ dân của 3 thôn mong chờ nhất là điện lưới phục vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất. Các thôn lân cận đã có điện từ nhiều năm trước, trong khi bà con nơi đây vẫn mỏi mòn chờ ánh sáng điện.

Ông Bồn Văn Sơn lắp đặt tua bin điện nước.
Ông Bồn Văn Sơn lắp đặt tua bin điện nước.

Thôn Nà Đon có 46 hộ, trong đó có 5 hộ khá còn lại các hộ đều thuộc diện hộ nghèo. Bằng nhiều cách khác nhau, bà con “tự xoay xở để có điện sử dụng”. Cách đây mấy năm, các hộ trong thôn họp bàn tự kéo đường điện từ thôn khác về. Tuy nhiên, chỉ có 5 hộ ở gần có điều kiện kinh tế khá hơn tự bỏ tiền trên 15 triệu đồng/hộ để kéo điện phục vụ sinh hoạt gia đình.

Ông Bồn Văn Sơn, Trưởng thôn Nà Đon, cho biết: Nhiều năm qua, phần lớn hộ dân ở đây sử dụng tua bin nước để kéo điện nhưng cũng chỉ dùng được một cái quạt, thắp được một bóng đèn lúc chập tối phục vụ ăn uống. Con em phải học tập trong cảnh điện chập chờn vì phụ thuộc vào thời tiết; trời mưa có nước suối chảy thì mới có điện. Không có điện nên việc tiếp cận các mô hình kinh tế, kinh nghiệm sản xuất và nắm bắt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước rất hạn chế.

Tiếp tục vượt hơn 3 km đường đất trơn trượt lên thôn Lùng Éo. Đã nhiều năm nay, người dân thôn Lùng Éo luôn đau đáu với “cái điện”. Còn nhiều hộ khó khăn, nhưng có những hộ điều kiện kinh tế đã khá. Gia đình anh Hoàng Văn Nhể có 3 con trâu, nếu có điện, anh sẽ bán đi 1 con để mua ti vi cho các con, cháu được xem, học hành đỡ vất vả. “Cả ngày cứ im ắng vắng lặng, tối đến thì tù mù đèn điện dùng bằng tua bin nước lúc được, lúc không, nghĩ mà chán chú ạ…” – anh Nhể chia sẻ.

Ông Lê Thanh Nam, Chủ tịch UBND thị trấn Yên Phú, cho biết: Thị trấn hiện còn 3 thôn trên và một số nhóm hộ vẫn chưa có điện; người dân tại các thôn này có tới 80 - 90% là hộ nghèo, trong khi chi phí đầu tư đường dây khá lớn, nhiều hộ không có điều kiện đóng góp. Việc chưa có điện ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống của người dân. Vấn đề nan giải nhất là việc tiếp cận văn hóa thông tin. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì càng xa vời đối với bà con. Nguồn điện tự kéo, chất lượng thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân. Địa phương đã làm rất nhiều tờ trình lên cấp trên, người dân cũng đã nhiều lần có ý kiến trong các đợt tiếp xúc cử tri, nhưng bao năm nay, điện vẫn chưa về.

Nhiều năm đã trôi qua, nhưng hàng trăm hộ dân vùng sâu 3 thôn Nà Đon, Lùng Éo và Khâu Đuổn vẫn chưa ngưng được tiếng thở dài trong chuỗi mỏi mòn chờ điện. Chưa có điện lưới Quốc gia, ánh sáng văn minh vẫn chưa thể đến với đồng bào nơi đây để xua tan bóng tối của nghèo khó và lạc hậu.

Bài, ảnh: VĂN QUÂN


Cùng chuyên mục

Những loại vaccine nào có thể tiêm phòng bệnh bạch hầu

Trước tình hình bệnh bạch hầu có nguy cơ diễn biến phức tạp, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tiêm chủng đầy đủ để có miễn dịch phòng bệnh. Hiện đã có rất nhiều loại vaccine được ra đời nhằm phục vụ cho nhiều đối tượng tiêm chủng khác nhau, ở các lứa tuổi như: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn… Vaccine tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu thường được tích hợp dưới dạng vaccine 3 trong 1, 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. Lịch tiêm phòng bệnh bạch hầu bắt đầu từ khi trẻ được 6 tuần tuổi theo lịch Tiêm chủng của Bộ Y tế ban hành.

14/07/2020
Hoàng Thị Thu Hiền - cán bộ tín dụng chính sách tận tâm vì người nghèo

BHG - Dù là ngày làm việc hay ngày nghỉ, không quản nắng, mưa, cứ đến ngày hẹn với người dân, chị Hoàng Thị Thu Hiền (sinh 1980), Tổ trưởng Tổ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng, Phòng Giao dịch (PGD) Ngân hàng CSXH huyện Hoàng Su Phì lại lên đường tới cơ sở; giúp đồng bào tiếp cận với vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhiều năm qua, chị Hiền cùng cán bộ PGD Ngân hàng CSXH huyện Hoàng Su Phì...

14/07/2020
Sức khỏe 2 nạn nhân còn lại trong vụ ngộ độc lá ngón dần ổn định

BHG - Như Báo Hà Giang đã đưa tin về vụ 5 người bị ngộ độc lá ngón xảy ra tại xã Linh Hồ, Vị Xuyên sáng 12.7 khiến 3 người tử vong. 2 người còn lại trong vụ ngộ độc nghiêm trọng này phải nhập viện cấp cứu là chị Tẩn Thị Khẩy, sinh năm 1960 và chị Đặng Thị Mai, sinh năm 1976....

14/07/2020
Tăng cường công tác phòng chống bệnh bạch hầu

BHG - Trước tình hình bệnh bạch hầu đang có chiều hướng gia tăng tại Tây Nguyên, ngày 13.7.2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý ban hành Công văn số 2175/UBND-VHXH, gửi giám đốc các sở, ngành chức năng, MTTQ, Hội LHPN, Tỉnh đoàn và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố về tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu...

13/07/2020