Yên Minh quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

09:32, 12/11/2019

BHG - Những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động (LĐ) nông thôn luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp cùng các ngành trên địa bàn huyện Yên Minh quan tâm. Qua đó, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Nhiều thanh niên sau khi học nghề xây dựng đã có việc làm ổn định.
Nhiều thanh niên sau khi học nghề xây dựng đã có việc làm ổn định.

Để giúp người lao động (NLĐ) tìm kiếm được việc làm, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách dạy nghề; đồng thời chú trọng mở các lớp dạy nghề chất lượng cao. Đồng chí Nguyễn Văn Đỉnh, Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Yên Minh cho biết: Là huyện vùng cao, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số và số người trong độ tuổi LĐ chưa qua đào tạo còn khá nhiều. Để khắc phục tình trạng trên, ngay từ đầu năm, đơn vị đã chủ động tham mưu UBND huyện chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện rà soát, điều chỉnh các lớp dạy nghề và ngành nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương. Qua đó, trong 9 tháng đầu năm đã mở được 15 lớp dạy nghề với 521 học viên, trong đó: Đào tạo ngành Nông nghiệp được 11 lớp với 381 học viên, đào tạo ngành phi nông nghiệp được 4 lớp với 140 học viên. Qua các lớp dạy nghề, NLĐ có tay nghề đã tìm được việc làm phù hợp và có thu nhập ổn định tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; hoặc áp dụng kiến thức đã được học vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất tại địa phương...

Anh Vừ Mí Trống, thôn Lũng Hồ 3, xã Lũng Hồ (Yên Minh) là học viên tham gia lớp đào tạo xây dựng dân dụng từ năm 2017; trước đây, sau khi học xong cấp 2, anh Trống không có việc làm, quanh năm ở nhà nên không có nguồn thu nhập nên cuộc sống rất khó khăn. Năm 2017, anh Trống được chính quyền địa phương giới thiệu tham gia lớp đào tạo nghề ngắn hạn do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện với thời hiang đào tạo 35 ngày. Sau khi hoàn thành khóa học, anh Trống đã có được kiến thức, kỹ năng để vận dụng vào thực tế. Sau hơn 1 năm anh tham gia đi xây dựng các công trình dân dụng và đã có một khoản vốn để về xây nhà và lo cho cuộc sống gia đình. Anh Trống chia sẻ: “Học xong khóa học, mình có được chút kiến thức và kinh nghiệm nên cùng bạn bè đi làm các công trình xây dựng trong xã cũng như ngoài huyện. Sau 1 thời gian có kinh nghiệm cũng như tay nghề, nên tôi nhận được khá nhiều lời mời đi làm công trình như: Xây nhà, xây trường học, xây trụ sở thôn…, nên giờ đã có nguồn thu nhập ổn định để chăm lo cho cuộc sống bản thân cũng như gia đình”.

 Để công tác đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của người dân; hiện nay, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện đang dạy các nghề nông nghiệp như: Trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm; hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; cùng đó là phi nông nghiệp như: điện, gò hàn, xây dựng… Thời gian đào tạo nghề phi nông nghiệp và nông nghiệp từ 1 - 3 tháng. UBND huyện xác định những ngành, nghề cần đào tạo; việc học nghề nông nghiệp phải phù hợp với việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và phục vụ hiệu quả công tác xóa đói,  giảm nghèo; đối với nghề phi nông nghiệp, gắn với tìm được việc làm sau khi học nghề cho các học viên.

 Theo kế hoạch trong năm 2019, huyện Yên Minh giải quyết việc làm cho 2.500 LĐ; trong đó, đào tạo làm việc tại địa phương 2.000 LĐ; làm việc ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động 500 LĐ, đào tạo nghề cho LĐ nông thôn 800 người. Tính đến hết tháng 9, tổng số LĐ được giải quyết việc làm mới 1.918 LĐ, đạt 76,72%; trong đó, giải quyết việc làm tại địa phương 1.016 LĐ; xuất khẩu lao động và làm việc ngoài tỉnh 902 LĐ.

Trong thời gian tới, huyện  phấn đấu giải quyết việc làm mới thêm cho 582 LĐ. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức để cung cấp cho NLĐ những thông tin cần thiết về ngành nghề đào tạo, nhu cầu sử dụng, tuyển dụng LĐ trong và ngoài tỉnh, mở ra cho NLĐ thêm nhiều cơ hội giải quyết việc làm để góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển KT-XH tại địa phương.

Bài, ảnh: Hồng Cừ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khánh thành điểm trường cho học sinh xã biên giới Xín Cái

BHG - UBND xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc vừa phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức khánh thành và bàn giao đưa vào sử dụng điểm trường Mầm non liên thôn Khai Hoang 3A và thôn Tìa Kính xã Xín Cái.

 

11/11/2019
Trên 90 triệu đồng hỗ trợ tu sửa điểm trường Tiểu học Nậm An

BHG - Điểm trường Tiểu học Nậm An, thuộc Trường Tiểu học và THCS Tân Thành, xã Tân Thành (Bắc Quang) hiện có 34 học sinh khối lớp 1 và lớp ghép 2 – 3. Các em đều là đồng bào Dao, trong đó nhiều học sinh là con hộ nghèo, cận nghèo.

 

11/11/2019
2 quân nhân nhặt được của rơi trả lại cho du khách nước ngoài

BHG - Vừa qua, thiếu tá Hoàng Văn Hải và Trung úy Bùi Văn Nhị cán bộ Đại đội 27 Tăng thiết giáp, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh trên đường đi làm đã nhặt được một túi xách bị rơi của công dân tên Laminie – Manon Louise, quốc tịch Pháp. Ngay sau đó, 2 anh đã tìm cách để trao lại cho du khách tài sản trên. Tài sản gồm: 1 sổ hộ chiếu, 9 thẻ các loại trong đó có 4 thẻ visa, 5 thẻ tín dụng, 6.597.500 VNĐ, 2.000 tiền Indonesia và một số giấy tờ và đồ dùng cá nhân khác.

 

11/11/2019
Giúp ngư dân tránh trú bão số 6 và tuyên truyền chủ trương, chính sách khai thác hải sản

BHG - Từ ngày 3 đến 10.11, Trung tâm Hậu cần - Kỹ thuật (HC-KT) tại đảo Sinh Tồn, thị trấn Trường Sa, đảo Song Tử Tây thuộc Hải đoàn 128 và Hải đoàn 129, đã tiếp nhận 147 tàu cá với 1.479 ngư dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Cà Mau, Kiên Giang đang đánh bắt hải sản trong khu vực biển Việt Nam vào các âu tàu neo đậu tránh trú cơn bão số 6.

11/11/2019