Người Mông - Dao theo cách mạng

10:28, 19/08/2019

BHG - Đất nước ta có 54 dân tộc thì cả 54 dân tộc đều có lòng yêu nước và khát khao được sống tự do để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Năm 1945, tuy Cách mạng Tháng Tám đã thành công, nhưng vùng dân tộc và cả tỉnh Hà Giang còn chế độ phong kiến chưa bị đánh bại; thực dân Pháp còn dựa vào bọn phong kiến, địa chủ thực hành chế độ phong kiến với ý đồ duy trì chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam lâu dài. Trước tình hình đó, T.Ư Đảng thông qua tổ chức Việt Minh vận động các dân tộc thiểu số ở địa bàn Hà Giang theo Đảng, theo cách mạng. Ngoài khu Trọng Con của đồng bào Tày ở Bắc Quang, Việt Minh chọn địa bàn Đường Thượng - khu có đồng bào Mông và Dao sinh sống làm căn cứ để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng ra cả vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

Cán bộ Việt Minh từ khu căn cứ Trần Hưng Đạo nơi đồng bào Dao ở Cao Bằng đi về Đường Thượng (Yên Minh) để gây dựng cơ sở và phong trào cách mạng, đã lan rộng cả huyện Đồng Văn là vùng chủ yếu đồng bào Mông cư trú. Nhân dân nơi vùng cao biên giới được cán bộ Việt Minh tuyên truyền đã nghe và theo Đảng làm cách mạng nên vùng biên giới Việt - Trung được giải phóng năm 1949 - 1950. Ở vùng Hoàng Su Phì (bao gồm cả huyện Xín Mần ngày nay) được cán bộ Việt Minh từ Bắc Quang chọn xã Hồ Thầu làm căn cứ đầu tiên để gây dựng phong trào và vùng lân cận gần Xỉn Khẩu (Chế Là), Chu A Phùng, Chu Chỉn Phùng của Trung Thịnh cũ làm căn cứ.

Ở xã Hồ Thầu, phía Nam núi Chiêu Lầu Thi là đồng bào Dao cư trú; phía Đông, Tây của dãy Chiêu lầu Thi là các thôn Xỉn Khâu, Chu A Phùng, Chu Chỉn Phùng là những bản làng của đồng bào Mông sinh sống. Suốt từ năm 1947 đến năm 1950, xã Hồ Thầu (người Dao) và ba bản của người Mông: Xỉn Khẩu (Chế Là), Chu A Phùng (Sán Sả Hồ) và Chu Chỉn Phùng (Pờ Ly Ngài) là căn cứ của Việt Minh hoạt động. Các cán bộ Việt Minh, như: Đặng Hồng Hải, Nguyễn Tiến Lộc, Việt Thái, Đức Quân, Thượng Sơn, Nguyễn Bình Địch… đã hoạt động ở vùng Hồ Thầu, Chế Là và Trung Thịnh. Cán bộ Việt Minh đã tuyên truyền giác ngộ và đào tạo được nhiều con em dân tộc Dao và Mông theo cách mạng, làm cán bộ Việt Minh từ năm 1947 đến năm 1949 – 1950, rồi được kết nạp vào Đảng, như các ông: Phùng Kinh, Phượng Chìu Sang, Triệu Quầy Và, Triệu Tạ Trình, Triệu Tạ Chiêm A (Hồ Thầu); Cu Seo Vu, Cu Seo Phú (Xỉn Khẩu); Giàng Sán, Vàng Seo Dình (Chu Chỉn Phùng và Chu A Phùng).

Điểm lại thời kỳ đầu của cách mạng giải phóng dân tộc 1947 - 1950 ở Hà Giang, người Mông và người Dao tự hào tuy nghèo khổ và trình độ nhận thức còn thấp, nhưng được Đảng và Bác Hồ tin tưởng chọn làm căn cứ để gây dựng phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Trước năm 1945, Đảng và Bác chọn nơi có đồng bào Dao để xây dựng khu căn cứ địa ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Tân Trào (Tuyên Quang), do đó nhiều cán bộ cao cấp của Đảng biết nói tiếng Dao. Điển hình là Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình - Cao Bằng) trong những năm 1944 - 1945 và Tân Trào (Tuyên Quang) những năm 1945 - 1947, học tiếng Dao từ đây, rồi hơn 50 năm sau Đại tướng vẫn còn nói được chuẩn tiếng Dao. Khi biết tôi là cán bộ người Dao đến thăm (năm 1998) Đại tướng hỏi bằng tiếng Dao: “Ỳ trản hoi bua miền dhiêm làm lhang tóng mài háng cáo nhản mais” nghĩa là: Ngày nay đồng bào Dao ta ở vùng cao đã đủ ăn chưa, tôi thật sự ngạc nhiên và khâm phục trí nhớ của vị Đại tướng.

Đó là chuyện ngày xưa cách đây đã hơn 70 năm, đồng bào Mông và Dao tin, theo Đảng, Bác Hồ làm cách mạng. Ngày nay, đồng bào vẫn kiên trì, tuyệt đối tin theo đường lối của Đảng, chấp hành tốt mọi sự chỉ dẫn của Đảng và luôn nhớ thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập và làm theo lời Bác, tấm gương, đạo đức của Người; đoàn kết chung tay xây dựng Nông thôn mới. Đầu năm 2019, tôi và một số anh em người Mông sưu tầm con cháu chín đời của họ Giàng có nguồn gốc từ Sảng Pa Dí của dãy núi cao Chiêu Lầu Thi, nay đang cư trú phân tán khắp nơi trong 3 tỉnh có hơn 60 người là đảng viên; trong đó có hàng chục người từng là cán bộ cấp xã, huyện và tỉnh, nhiều người đã nghỉ hưu thậm chí đã mất, một số nay đang là Bí thư, Chủ tịch cấp xã hoặc cán bộ các ngành, các huyện, thành phố. Con số đó khiến tôi thấy tự hào về một dòng họ và tự hào về người Mông tin, theo Đảng, theo cách mạng.

Triệu Đức Thanh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khánh thành điểm trường Mầm non thôn Khun

BHG - Ngày 18.8, tại thôn Khun, xã Bằng Lang (Quang Bình), Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng không Thăng Long phối hợp với huyện Quang Bình tổ chức khánh thành và trao tặng công trình điểm trường Mầm non thôn Khun. Công trình điểm trường Mầm non thôn Khun được đầu tư xây dựng từ lòng hảo tâm, đóng góp của các thành viên trong Công ty Cổ phần dịch vụ hàng không Thăng Long. Công trình khởi công từ 6.2019, 

19/08/2019
Đồn Biên phòng Lũng Cú kết nối tặng quà từ thiện

BHG - Ngày 17.8, tại Đồn Biên phòng Lũng Cú, Câu lạc bộ "Kết nối trái tim, chia sẻ yêu thương tỉnh Vĩnh Phúc" đã phối hợp cùng cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Lũng Cú và một số cán bộ giáo viên trường Tiểu học xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn tặng quà cho nhân dân 2 xã Ma Lé và Lũng Cú

18/08/2019
Đoàn từ thiện Nhân Tâm Vĩnh Phúc trao quà tại Hà Giang

BHG - Trong 2 ngày 16 – 17.8, đoàn từ thiện Nhân Tâm Vĩnh Phúc đã tổ chức trao hơn 200 suất quà cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Vị Xuyên và trao quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cho các em học sinh tại điểm trường tiểu học xã Pả Vi (Mèo vạc).

17/08/2019
"Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương"

BHG - Với phương châm "Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả"; những năm qua, tỉnh ta luôn chủ động triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

 

16/08/2019