Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động ở Hoàng Su Phì

08:01, 01/03/2018

BHG - Thực hiện việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), thời gian qua, huyện Hoàng Su Phì đã triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm thay đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động (NLĐ). Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo và xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn.

Cán bộ nông nghiệp huyện hướng dẫn các hộ chăn nuôi xã Tụ Nhân kỹ thuật làm bánh dinh dưỡng cho gia súc.
Cán bộ nông nghiệp huyện hướng dẫn các hộ chăn nuôi xã Tụ Nhân kỹ thuật làm bánh dinh dưỡng cho gia súc.

Lực lượng lao động trên địa bàn huyện hiện chiếm khoảng 64% dân số; giai đoạn 2017 - 2020, sẽ phải giải quyết việc làm cho khoảng 7.200 LĐNT, trong đó gần 90% làm tại địa phương và chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Để công tác đào tạo nghề phát huy hiệu quả, góp phần vào phát triển KT-XH của địa phương, UBND huyện đã xây dựng các phương án đào tạo nghề, tạo việc làm mới cho LĐNT; tăng cường tư vấn về xuất khẩu lao động, thị trường lao động tại các cụm xã để người dân nắm bắt thông tin; thực hiện đầy đủ các chính sách giải quyết việc làm, hỗ trợ LĐNT tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi. Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp - Giáo dục thường xuyên phối hợp với các phòng chức năng, tổ chức các lớp đào tạo theo nhu cầu thực tế của lao động, trong đó chú trọng các ngành, nghề như: Nuôi ong, kỹ thuật sơ chế và bảo quản lương thực, trồng chè, sản xuất nông - lâm nghiệp, nuôi cá, thú y...

Đồng chí Hoàng Hải Thức, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện cho biết: Nhờ chủ động nắm bắt nhu cầu học nghề của người dân, bám sát các chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo nghề được giao; năm 2017, Hoàng Su Phì đã tổ chức hàng chục lớp học nghề với tổng số 3.200 học viên tham gia, giải quyết việc làm và tạo việc làm mới cho 1.526 LĐNT, có 296 lao động đi làm việc ngoài địa bàn. Chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện từng bước được nâng lên. Các học viên sau học nghề đã áp dụng những kiến thức vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 46,42%.

Cùng với việc dạy các nghề nông nghiệp, trước nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề của các công ty, doanh nghiệp, UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp - Giáo dục thường xuyên tiếp cận với thị trường sử dụng lao động để nắm bắt thông tin, từng bước điều chỉnh chương trình giảng dạy, mở rộng ngành nghề mới như: Cơ khí, sủa chữa xe máy, xây dựng, may công nghiệp... Nhiều học viên sau khi tốt nghiệp đã được các doanh nghiệp tiếp nhận, có mức thu nhập ổn định từ 4 -  5 triệu đồng/tháng.

Đào tạo nghề cho LĐNT là hướng đi phù hợp, giúp nhiều gia đình ở Hoàng Su Phì đẩy mạnh phát triển kinh tế. Thời gian tới, UBND huyện sẽ chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề và tổ chức đào tạo theo nhu cầu của người dân; đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách giải quyết việc làm của Nhà nước đến NLĐ; vận động NLĐ tích cực tham gia học nghề; liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, giúp NLĐ tiếp thu nghề nhanh hơn, có việc làm cũng như thu nhập ổn định sau khi học nghề.

Bài, ảnh: TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xuân về trên bản Đán Khao Mới

BHG - 13 hộ dân, với gần một trăm khẩu thôn Đán Khao, xã Bản Ngò, huyện Xín Mần đã phải di dời khẩn cấp cuối năm 2007, đầu năm 2008. Sau 10 năm tái định cư tại nơi ở mới (Đán Khao Mới), cuộc sống đã thực sự đổi thay... Tôi tìm đến nhà ông Ly Sèn Chỉ, người đầu tiên vận động gia đình di chuyển ra khỏi vùng nguy cơ sạt, lở mùa mưa năm 2007. Vẫn dáng nhanh nhẹn khi xưa, ông Chỉ vui vẻ: Tết qua, làng Đán Khao Mới no đủ, nhiều rượu, nhiều thịt treo lắm. Cầm chén rượu trên tay, cái vị cay nồng như thể làm cho Xuân này ấm hẳn lên. 

28/02/2018
Ghi nhận công tác xuất khẩu lao động ở huyện Mèo Vạc

BHG - Xác định việc xuất khẩu lao động (XKLĐ) đi làm ở các công ty, doanh nghiệp ở ngoài tỉnh và đi làm việc theo "Biên bản thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới" là "chìa khóa" để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, ổn định cuộc sống. Vì vậy, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mèo Vạc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân đi XKLĐ ở các công ty, doanh nghiệp ở ngoài tỉnh và nước bạn và đã có những kết quả đáng ghi nhận.

28/02/2018
Nhiệm vụ quan trọng thực hiện chiến lược giảm nghèo nhanh và bền vững

BHG - Công tác hướng nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động (LĐ) nông thôn là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chiến lược giảm nghèo nhanh và bền vững. Theo lãnh đạo Sở Lao động - TBXH tỉnh, hiện nay, ngành nghề được đào tạo thông qua các cơ sở giáo dục công lập là 103 ngành, nghề. Trong đó, tập trung chủ yếu vào ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ. Để không ngừng nâng cao chất lượng dạy nghề, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã làm tốt công tác dự báo về nhu cầu sử dụng LĐ trên địa bàn; từ đó, định hướng việc làm cho người dân. 

28/02/2018
Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới

BHG - Trên cơ sở kế hoạch của tỉnh và Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới về lựa chọn các xã điểm xây dựng Nông thôn mới (NTM) từng giai đoạn, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã chủ động chỉ đạo các cơ sở dạy nghề, ưu tiên mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động ở các xã thuộc Đề án xây dựng NTM.

28/02/2018