Nhìn từ Đề án thí điểm cơ chế đặc thù xã phát triển toàn diện ở Tả Lủng

08:43, 03/01/2018

BHG - Xã Tả Lủng (Mèo Vạc) là một trong những địa phương được huyện chọn thực hiện Đề án thí điểm cơ chế đặc thù xã phát triển toàn diện vùng đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2014 – 2016. Sau quá trình triển khai, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, việc thực hiện Đề án còn bộc lộ nhiều bất cập...

Tả Lủng là xã có diện tích đất nông nghiệp không lớn nhưng điều kiện khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp như: Trồng rừng, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm và phát triển một số loại cây lương thực, rau, củ ngắn ngày, cây dược liệu. Được biết, ngay sau khi Đề án được ban hành, xã đã tăng cường công tác tuyên truyền; thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Đề án cấp xã dựa trên thành phần chủ yếu là BCĐ xây dựng Nông thôn mới của xã. Đồng thời, xây dựng và ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện về nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; chuyển đổi một phần diện tích đất trồng ngô sang trồng cỏ gắn với chăn nuôi bò hàng hóa; bảo tồn, phát triển văn hóa gắn với du lịch…

Bà con nhân dân xã Tả Lủng tích cực sản xuất, nâng cao đời sống.
Bà con nhân dân xã Tả Lủng tích cực sản xuất, nâng cao đời sống.

Đồng chí Bùi Nguyên Nhung, Chủ tịch UBND xã Tả Lủng cho biết: BCĐ xây dựng Nông thôn mới của xã đã tập trung chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chú trọng thâm canh, sử dụng các giống ngô, lúa mới vào gieo trồng; thành lập và kiện toàn các tổ chỉ đạo sản xuất, nhóm sở thích tại các thôn; thành lập 1 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp gồm 8 thành viên tham gia với số vốn điều lệ 550 triệu đồng.. Sau khi thành lập Hợp tác xã, đã cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho người dân và bao tiêu sản phẩm cho các hộ sản xuất, tạo nguồn thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, xã đã thành lập các nhóm sở thích về chăn nuôi, trồng trọt; xây dựng các mô hình phát triển kinh tế; triển khai các chính sách hỗ trợ về nguồn vốn tới người dân. Với việc sử dụng linh hoạt các nguồn vốn, xã đã tích cực triển khai làm đường giao thông nông thôn. Tính đến nay, xã đã hoàn thành 11/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Chính sách xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo, công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng được quan tâm; chất lượng giáo dục được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện...

Tuy nhiên, địa phương còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng thiếu thốn, trình độ nhận thức của đại bộ phận nhân dân còn hạn chế; nhiều tập quán lạc hậu còn tồn tại; phân bố dân cư không đồng đều; việc triển khai thực hiện các mô hình gia trại trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Điều đáng nói, trong quá trình thực hiện Đề án thí điểm cơ chế đặc thù xã phát triển toàn diện vùng đặc biệt khó khăn, việc đầu tư kinh phí thực hiện các mô hình còn dàn trải, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trong thực hiện Đề án. Việc tuyên truyền, vận động tổ chức thực hiện còn chậm, chưa thu hút được nhiều nguồn lực trong đầu tư, cách thức phát triển sản xuất tăng thu nhập cho người dân, cách thức xây dựng lối sống văn hoá, giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá chưa được quan tâm hướng dẫn cụ thể nên chưa phát huy được hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh đó, thiếu việc xây dựng các mô hình để học tập rút kinh nghiệm dẫn đến việc triển khai Đề án còn nhiều lúng túng, hiệu quả chưa cao. Các công trình hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa. Việc tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm còn gặp không ít khó khăn, chưa có sự liên kết giữa doanh nghiệp với người dân trong tiêu thụ sản phẩm...

Nhìn vào quá trình triển khai Đề án thí điểm cơ chế đặc thù xã phát triển toàn diện vùng đặc biệt khó khăn ở xã Tả Lủng có thể khẳng định, việc thực hiện Đề án là một chủ trương đúng đắn, tạo sự chuyển biến rõ nét trong đời sống đồng bào vùng cao. Tuy nhiên, để thực sự tạo được “đòn bẩy” nâng cao đời sống người dân, cần có thêm nguồn lực đầu tư về cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất. Chương trình xây dựng Nông thôn mới bao hàm tổng thể các lĩnh vực, do đó cần có sự linh hoạt trong việc lồng ghép các chương trình, đề án để thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng Nông thôn mới. Đặc biệt chú trọng đến việc nhân rộng các mô hình, cách làm hay để nhân dân học tập và làm theo...

Bài, ảnh: KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đoàn từ thiện Hải Phòng trao tặng điểm trường Mầm non Pờ Chúa Lủng

BHG - Ngày 29.12, tại thôn Pờ Chúa Lủng, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, đoàn từ thiện Hải Phòng gồm: Công ty Cổ phần Thương mại và Vật liệu xây dựng Thiên Lương và Nhóm thiện nguyện Hoa Phượng đỏ thành phố Hải Phòng, do bà Phan Kim Oanh làm Trưởng nhóm, đã tổ chức lễ khánh thành và trao tặng công trình nhà lớp học điểm trường Mầm non Pờ Chúa Lủng, thuộc trường Mầm non Cán Tỷ. 

30/12/2017
Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Giang ban hành kèm theo Nghị quyết số 55/2016/NQ-HĐND ngày 11.12.2016

BHG - Từ ngày 6 đến ngày 8.12, tại tại Hội trường lớn HĐND-UBND tỉnh, Kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã được tổ chức. Tại Kỳ họp, các đại biểu đã tập trung trí tuệ thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Giang ban hành kèm theo Nghị quyết số 55/2016/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2016. Báo Hà Giang Điện tử đăng nội dung Nghị quyết đã được HĐND tỉnh ban hành:

 

29/12/2017
Năm 2017, toàn tỉnh xảy ra 4 vụ ngộ độc thực phẩm

BHG- Năm 2017, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 4 vụ ngộ độc thực phẩm tại 4 huyện (Hoàng Su Phì, Yên Minh, Bắc Mê và Vị Xuyên) số người mắc 169, tử vong 6 so với năm 2016 giảm 2 vụ, số người mắc tăng 41, số người tử vong tăng 2. 

29/12/2017
Nghị quyết về Quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Hà Giang được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh khóa XVII

BHG- Từ ngày 6 đến ngày 8.12, tại tại Hội trường lớn HĐND-UBND tỉnh, Kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã được tổ chức. Tại Kỳ họp, các đại biểu đã tập trung trí tuệ thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết về Quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Báo Hà Giang Điện tử đăng nội dung Nghị quyết đã được HĐND tỉnh ban hành:

29/12/2017