Phê bình và nói xấu

10:06, 09/12/2017

BHG - Cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội thì hiện tượng nói xấu, bôi nhọ, “bắt nạt” người khác qua mạng xã hội đang có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát; mỗi ngày có hàng trăm bài viết, bình luận, xuyên tạc, xúc phạm đến thành viên trong cộng đồng… Mặc dù nhiều trường hợp đã bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hiện tượng này chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Mới đây, sự việc bác sĩ Hoàng Công Truyện (Thừa Thiên Huế) bị xử phạt vì “bôi nhọ, xúc phạm” Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã gây ra nhiều luồng ý kiến khác nhau về cách bày tỏ quan điểm cá nhân và cách hiểu đúng về phê bình hay sự phản biện xã hội. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, thời gian qua cũng có nhiều người sử dụng phương tiện thông tin để “tô đậm, phóng đại, xoáy sâu” vào một số vụ việc, một số hạn chế của cơ quan chức năng và một vài cán bộ, đảng viên. Việc làm đó đã tạo ra dư luận tiêu cực, làm suy giảm niềm tin của nhân dân, gây bức xúc trong cộng đồng… Vậy đó là “phê bình, góp ý” hay là “nói xấu, bôi nhọ”?.

Phê bình là bày tỏ quan điểm của con người thông qua giải thích, bình luận, phán đoán về một vấn đề hay hiện tượng nào trong mối quan hệ giữa con người và thế giới xung quanh. Trong cuộc sống hàng ngày, phê bình là cách biểu thị, đánh giá phổ biến của cá nhân hay nhóm xã hội có liên quan đến quan điểm và lợi ích của họ; trong Đảng thì phê bình là một mặt trong nguyên tắc “tự phê bình và phê bình”, đó là sự đánh giá, góp ý lẫn nhau trong tập thể để điều chỉnh, khắc phục hạn chế yếu kém cho mỗi thành viên trong tổ chức. Phê bình được thực hiện trực tiếp hay gián tiếp đến đối tượng được đánh giá, góp ý. Ngược lại, “nói xấu” là cách bày tỏ quan điểm như phê bình nhưng theo hướng gián tiếp, giấu diếm và tập trung vào mặt tiêu cực. Sự khác biệt của hai cách  phản ánh này được thể hiện qua những nét sau:

Phê bình thừa nhận ưu điểm, nói xấu chủ yếu tập trung vào hạn chế. Nội dung cơ bản của phê bình bao gồm sự thừa nhận những ưu điểm, biểu hiện tích cực, những đóng góp, cố gắng của người được phê bình và khẳng định giá trị mà chủ thể đó đã đem lại cho cơ quan, cộng đồng xã hội. Đồng thời, nhìn nhận khách quan những thiếu sót, những điểm hạn chế, chưa phù hợp; thông qua đó “bình luận”, đo đếm giữa ưu và khuyết để “cộng đồng” đánh giá. Nếu phê bình thừa nhận “ưu điểm” để góp ý cho “nhược điểm” thì biểu hiện của “nói xấu, bôi nhọ” chỉ tập trung vào hạn chế để đánh giá, phán xét, quy chụp cho đối tượng được phê bình; biểu hiện thiếu khách quan, làm cho người nghe hiểu lầm, đánh giá sai về đối tượng.

Phê bình công khai và trực tiếp, nói xấu chỉ thực hiện gián tiếp. Thực chất phê bình thường được thực hiện công khai về nội dung phê bình, người phê bình và bằng hình thức trực tiếp đến người được góp ý, phê bình; tuy nhiên có nhiều trường hợp “góp ý riêng”, phê bình kín nhưng đối tượng luôn được công khai về nội dung và chủ thể phê bình. Trong khi đó, hành vi “bôi nhọ, nói xấu” chủ thể thường có xu hướng dấu diếm về bản thân mình và những hành vi này thường được thực hiện bởi “tên giả”, “thông tin nặc danh” thông qua một phương tiện nhất định (chủ yếu hiện nay là mạng xã hội, facebook, twiter)… để dễ kích động dư luận.

Phê bình hướng tới hoàn thiện đối tượng, nói xấu thì triệt tiêu. Điểm nổi bật của phê bình là trên cơ sở đánh giá hạn chế, khuyết điểm, người phê bình thường chỉ ra hướng để đối tượng hoàn thiện bản thân, chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp khắc phục những hạn chế, qua đó cá nhân dần hoàn thiện mình. Nhưng “nói xấu” thường chỉ đưa ra những hạn chế, xoáy sâu vào khuyết điểm cơ bản để phán xét, tô đậm nhằm “hạ bệ”, “triệt tiêu”, “trù dập”… nhưng không đặt ra được cách thức giúp họ khắc phục khuyết điểm, hạn chế.

Phê bình dựa trên sự việc, biểu hiện thực, mang tính hệ thống, nói xấu, bôi nhọ tập trung vào một hiện tượng và đánh giá chủ quan. Mỗi đánh giá, góp ý phê bình, thông thường đều phải nhìn nhận khách quan về đối tượng và sự việc trong quá trình hoạt động công tác, trên cơ sở đó tìm ra căn nguyên, xem xét toàn diện, có hệ thống để đánh giá đúng về đối tượng được phê bình. Ngược lại, khi nói xấu, bôi nhọ người ta thường tập trung vào một hiện tượng, một việc làm tại một thời điểm nhất định để quy kết, suy diễn thành cái cơ bản, làm cho người khác có nhìn nhận thiếu chính xác. Thực tế các hiện tượng nói xấu trên mạng internet ở Hà Giang thời gian qua, các phần tử này chỉ tập trung vào khuyết điểm, hạn chế ở một số sự việc mà không đánh giá những mặt tích cực, những đóng góp quan trọng của khách thể, làm cho dư luận nhìn nhận lệch lạc, phiến diện về các nội dung được nêu.

Mỗi dịp cuối năm, các cơ quan, tổ chức lại tiến hành đánh giá, phê bình thành viên trong tổ chức mình. Nhưng thực tế người hay “nói xấu, bôi nhọ sau lưng” thường ít “phê bình” công khai; do vậy, để phê bình thực chất hơn và ngăn chặn được hiện tượng “nói xấu, bôi nhọ” thì cấp ủy, chính quyền và mỗi cá nhân cần phải nhận thức đúng đắn về bản chất của vấn đề này, đồng thời có phương pháp phê bình phù hợp.

Lương Nghĩa

(Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ấn tượng Lễ hội Bò vàng huyện Mèo Vạc

BHG - Mặc dù mưa phùn, thời tiết rét đậm dưới 7 độ C, song ngay từ sáng sớm, tại trung tâm huyện Mèo Vạc - không gian chính diễn ra Lễ hội Bò vàng đã sôi động với sự chuẩn bị chu đáo của các đoàn tham gia. Các chủ bò nhanh chóng cho những chú bò tập kết vào vị trí quy định. Trong khuôn khổ Lễ hội Bò vàng huyện Mèo Vạc lần thứ nhất, các đại biểu và du khách thập phương đã được trải nghiệm, tìm hiểu vai trò, giá trị của những chú bò vàng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng nhân dân các dân tộc trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Không chỉ góp phần tạo sức kéo trong sản xuất nông nghiệp, bò vàng Mèo Vạc còn đang là thương hiệu nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao. 

09/12/2017
Hoàng Su Phì tăng cường quản lý thị trường hàng hóa

BHG - Thời điểm cuối năm, thị trường hàng hóa thường xảy ra hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trà trộn để tiêu thụ; nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa. Để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, góp phần bình ổn thị trường, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 huyện Hoàng Su Phì đã và đang tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa, nhằm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

08/12/2017
Kết quả thực hiện ủy thác cho vay qua các hội, đoàn thể ở thị trấn Yên Bình

BHG - Thị trấn Yên Bình là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa, xã hội của huyện  Quang Bình, thị trấn có tổng diện tích tự nhiên là 4.750 ha, được chia thành 6 thôn, bản và 5 tổ dân phố, với tổng số 1.331 hộ, 5594 khẩu, gồm 15 dân tộc anh em cùng sinh sống; hầu hết người dân ở đây sống bằng nghề làm ruộng, chăn nuôi và trồng trọt. Trong thời gian qua, các hội, đoàn thể của thị trấn đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thực hiện có hiệu quả chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ cho các hộ nghèo để có thêm nguồn vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; 

08/12/2017
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác phòng chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm

BHG - Sáng 8.12, Ủy ban Quốc gia (UBQG) phòng chống, ma túy, mại dâm tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2017 và triển khai công tác năm 2018. Dự hội nghị có đồng chí Vũ Đức Đam, phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBQG phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm; lãnh đạo các bộ, ban ngành trung ương; Tại điểm cầu tỉnh Hà Giang có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh tham dự.

08/12/2017