Văn phòng Tỉnh ủy thực hiện tốt nhiệm vụ phụ trách xã đặc biệt khó khăn

09:14, 10/11/2017

BHG - Tả Phìn - xã đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Văn, có tổng diện tích tự nhiên 2.098,9 ha. Tuy nhiên, diện tích đất canh tác được chỉ có 398,6 ha (chiếm 18,98%), còn lại là núi đá. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất, chăn nuôi thường xảy ra, nhất là vào mùa khô, nên đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm tới 90%...

Trước thực tế đó, thực hiện Quyết định số 247-QĐ/TU, ngày 10.3.2016 của Tỉnh ủy, về việc phân công các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh phụ trách, giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn (giai đoạn 2016-2020), Đảng ủy, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy đã thống nhất phân công các đồng chí lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể trong cơ quan luân phiên, mỗi quý 1 đồng chí lãnh đạo và 1 cán bộ theo dõi phụ trách, giúp đỡ xã. Hàng tháng, hoặc quý xuống dự các cuộc họp BTV, BCH Đảng ủy xã; có trách nhiệm đi đến tận thôn, bản, khảo sát, nắm tình hình để có cơ sở tham mưu cho Đảng ủy, lãnh đạo cơ quan đưa ra các chủ trương giúp đỡ xã trong tổ chức thực hiện chỉ thị, nghị quyết của T.Ư, của tỉnh nhằm phát triển KT-XH, XĐGN và đảm bảo QP-AN. Đồng thời, vận động cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan tích cực kêu gọi các nhà hảo tâm, các tổ chức kinh tế tham gia ủng hộ, giúp đỡ xã với nhiều hình thức, góp phần khắc phục khó khăn cho xã và nhân dân.

Từ thực tế gắn bó, giúp đỡ, hỗ trợ xã Tả Phìn những năm qua, Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy nhận thấy sự cần thiết phải có các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả để người dân tin tưởng tham gia. Vì vậy, chương trình khởi nghiệp cho thanh niên đã được lựa chọn để triển khai. Tại buổi làm việc ngày 10.3.2017, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy đã ký kết hợp đồng, hỗ trợ vốn có thu hồi để thực hiện Dự án Khởi nghiệp giữa Văn phòng Tỉnh ủy với UBND xã Tả Phìn và hộ gia đình trực tiếp thực hiện, tổng vốn đầu tư 73 triệu đồng để phát triển chăn nuôi, thời gian thu hồi trong 5 năm.

Chương trình khởi nghiệp đã xác định điều kiện, nguồn lực của địa phương để có cách hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả nhất. Trong đó, việc xây dựng các mô hình phải tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên và nhân dân có cơ hội tiếp cận tiến bộ khoa học, kỹ thuật để ứng dụng vào chăn nuôi, sản xuất và có những mô hình điểm để người dân tham khảo. Trong năm 2017, Văn phòng Tỉnh ủy đã mạnh dạn đầu tư, hỗ trợ triển khai thực hiện 3 mô hình khởi nghiệp, gồm: Mô hình chăn nuôi lợn thịt tại hộ ông Hờ Mí Sò, thôn Sà Tủng Chứ, được giải ngân từ tháng 4.2017. Đến nay, tổng đàn lợn đã phát triển được 15 con (14 con lợn thịt, 1 con lợn nái), mỗi con khoảng 70-100 kg. Hiện, gia đình đã xuất bán được 4 con lợn thịt. Mô hình máy ấp trứng được giao cho hộ ông Giàng Chúa Pó, thôn Sà Tủng Chứ từ tháng 5.2017. Sau khi nhận máy ấp, gia đình ông Pó đã vận hành khá tốt, thực hiện được 3 lần ấp trứng, mỗi lần ấp từ 400-600 quả trứng. Mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản, được giao cho hộ ông Giàng Nhìa Và, thôn Tả Phìn A mới được giải ngân tháng 9 vừa qua. Hiện nay, gia đình đã xây dựng xong chuồng trại và mua 2 bò cái sinh sản.

Cùng với việc mạnh dạn đầu tư cho các mô hình khởi nghiệp, Văn phòng Tỉnh ủy đã tổ chức cho 20 hộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại 2 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang. Qua đó, các hộ đã mạnh dạn đầu tư, tăng số lượng đàn gia súc. Điển hình như các hộ ông Lầu Súa Cở, Giàng Sìa Pó, Hờ Mí Sò, Giàng Chúa Pó, Ly sính Tủa, Ly Dũng Say... đã phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp bò, dê, lợn, gà... cho thu nhập từ 30-50 triệu đồng/năm.

Không chỉ quan tâm, giúp đỡ xã trong xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ, Văn phòng Tỉnh ủy còn luôn sâu sát mọi lĩnh vực, thường xuyên đi nắm tình hình tại cơ sở, tham gia ý kiến với Đảng ủy, chính quyền xã về công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị tại địa phương.

Những việc làm thiết thực và tâm huyết của Văn phòng Tỉnh ủy đã, đang góp phần cùng Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Tả Phìn từng bước khắc phục khó khăn, nỗ lực XĐGN bền vững. Đồng thời khẳng định, các mô hình khởi nghiệp do Văn phòng Tỉnh ủy đầu tư dù mới thu được kết quả bước đầu, song đã cho thấy những tín hiệu vui - mở ra hướng đi đúng cho người dân vùng cao trong phát triển kinh tế.

Trước thực tế đó, thực hiện Quyết định số 247-QĐ/TU, ngày 10.3.2016 của Tỉnh ủy, về việc phân công các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh phụ trách, giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn (giai đoạn 2016-2020), Đảng ủy, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy đã thống nhất phân công các đồng chí lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể trong cơ quan luân phiên, mỗi quý 1 đồng chí lãnh đạo và 1 cán bộ theo dõi phụ trách, giúp đỡ xã. Hàng tháng, hoặc quý xuống dự các cuộc họp BTV, BCH Đảng ủy xã; có trách nhiệm đi đến tận thôn, bản, khảo sát, nắm tình hình để có cơ sở tham mưu cho Đảng ủy, lãnh đạo cơ quan đưa ra các chủ trương giúp đỡ xã trong tổ chức thực hiện chỉ thị, nghị quyết của T.Ư, của tỉnh nhằm phát triển KT-XH, XĐGN và đảm bảo QP-AN. Đồng thời, vận động cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan tích cực kêu gọi các nhà hảo tâm, các tổ chức kinh tế tham gia ủng hộ, giúp đỡ xã với nhiều hình thức, góp phần khắc phục khó khăn cho xã và nhân dân.

Từ thực tế gắn bó, giúp đỡ, hỗ trợ xã Tả Phìn những năm qua, Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy nhận thấy sự cần thiết phải có các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả để người dân tin tưởng tham gia. Vì vậy, chương trình khởi nghiệp cho thanh niên đã được lựa chọn để triển khai. Tại buổi làm việc ngày 10.3.2017, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy đã ký kết hợp đồng, hỗ trợ vốn có thu hồi để thực hiện Dự án Khởi nghiệp giữa Văn phòng Tỉnh ủy với UBND xã Tả Phìn và hộ gia đình trực tiếp thực hiện, tổng vốn đầu tư 73 triệu đồng để phát triển chăn nuôi, thời gian thu hồi trong 5 năm.

Chương trình khởi nghiệp đã xác định điều kiện, nguồn lực của địa phương để có cách hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả nhất. Trong đó, việc xây dựng các mô hình phải tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên và nhân dân có cơ hội tiếp cận tiến bộ khoa học, kỹ thuật để ứng dụng vào chăn nuôi, sản xuất và có những mô hình điểm để người dân tham khảo. Trong năm 2017, Văn phòng Tỉnh ủy đã mạnh dạn đầu tư, hỗ trợ triển khai thực hiện 3 mô hình khởi nghiệp, gồm: Mô hình chăn nuôi lợn thịt tại hộ ông Hờ Mí Sò, thôn Sà Tủng Chứ, được giải ngân từ tháng 4.2017. Đến nay, tổng đàn lợn đã phát triển được 15 con (14 con lợn thịt, 1 con lợn nái), mỗi con khoảng 70-100 kg. Hiện, gia đình đã xuất bán được 4 con lợn thịt. Mô hình máy ấp trứng được giao cho hộ ông Giàng Chúa Pó, thôn Sà Tủng Chứ từ tháng 5.2017. Sau khi nhận máy ấp, gia đình ông Pó đã vận hành khá tốt, thực hiện được 3 lần ấp trứng, mỗi lần ấp từ 400-600 quả trứng. Mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản, được giao cho hộ ông Giàng Nhìa Và, thôn Tả Phìn A mới được giải ngân tháng 9 vừa qua. Hiện nay, gia đình đã xây dựng xong chuồng trại và mua 2 bò cái sinh sản.

Cùng với việc mạnh dạn đầu tư cho các mô hình khởi nghiệp, Văn phòng Tỉnh ủy đã tổ chức cho 20 hộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại 2 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang. Qua đó, các hộ đã mạnh dạn đầu tư, tăng số lượng đàn gia súc. Điển hình như các hộ ông Lầu Súa Cở, Giàng Sìa Pó, Hờ Mí Sò, Giàng Chúa Pó, Ly sính Tủa, Ly Dũng Say... đã phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp bò, dê, lợn, gà... cho thu nhập từ 30-50 triệu đồng/năm.

Không chỉ quan tâm, giúp đỡ xã trong xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ, Văn phòng Tỉnh ủy còn luôn sâu sát mọi lĩnh vực, thường xuyên đi nắm tình hình tại cơ sở, tham gia ý kiến với Đảng ủy, chính quyền xã về công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị tại địa phương.

Những việc làm thiết thực và tâm huyết của Văn phòng Tỉnh ủy đã, đang góp phần cùng Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Tả Phìn từng bước khắc phục khó khăn, nỗ lực XĐGN bền vững. Đồng thời khẳng định, các mô hình khởi nghiệp do Văn phòng Tỉnh ủy đầu tư dù mới thu được kết quả bước đầu, song đã cho thấy những tín hiệu vui - mở ra hướng đi đúng cho người dân vùng cao trong phát triển kinh tế.

HÙNG HIỀN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (CƠN BÃO SỐ 13)

Sáng sớm nay (10.11) bão Haikui đã vượt qua khu vực phía Nam Lu-Dông của Philippin đi vào biển Đông, cơn bão số 13.

10/11/2017
Cách làm hay trong xóa nhà tạm, kiên cố hóa điểm trường, trụ sở thôn ở Hoàng Su Phì

BHG - Hà Giang được biết đến là một tỉnh vùng cao biên giới nơi địa đầu Tổ quốc còn gặp vô vàn khó khăn... Tỉ lệ hộ nghèo cao; số gia đình sống trong những ngôi nhà tạm còn nhiều. Nhiều điểm trường, trụ sở thôn, bản là nơi sinh hoạt của cộng đồng và học tập của học sinh, cũng trong tình trạng thiếu thốn, tạm bợ. Bởi vậy, "bài toán" về nâng cao đời sống, tinh thần, học tập ở cơ sở luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đi tìm lời giải.

10/11/2017
2 cháu bé người Mông cần giúp đỡ

BHG -  Đó là hoàn cảnh gia đình 2 cháu bé dân tộc Mông ở xã Nghĩa Thuận (Quản Bạ), nhà có 3 anh em thì cháu lớn bị bệnh xương thủy tinh và cháu bé bị bệnh hiểm nghèo về máu, không có tiền chạy chữa. 

09/11/2017
Đồng Văn nỗ lực đảm bảo cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

BHG - Ngày nay, giảm nghèo được nhìn nhận không chỉ với ý nghĩa tăng thu nhập mà còn tạo cho người nghèo, hộ nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội (DVXH) như: Giáo dục, điều kiện y tế, chăm sóc sức khỏe, hay tiếp cận các nguồn vốn phát triển kinh tế, nguồn vốn tín dụng, khoa học công nghệ,... giúp người nghèo cải thiện cuộc sống, có thể tự vươn lên thoát nghèo.

09/11/2017