Các giải pháp quản lý, xử lý rác thải đô thị để bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng

17:24, 02/10/2017

BHG - Trên thực tế nhiều địa hương đã phối hợp cùng nhóm nghiên cứu  triển khai dây chuyền thiết bị lò đốt tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt đồng bộ, công suất đến 100 tấn/ngày đêm, hệ thống vận hành ổn định, khói thải cháy kiệt, nồng độ các thành phần khí thải thấp hơn quy chuẩn hiện hành;  Triển khai lò hơi tận dụng nhiệt từ chất thải công nghiệp đến 15 tấn/giờ, áp suất sinh hơi đến 15 bar, cấp hơi bão hòa cho các hộ sử dụng hơi trong công nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề cấp phép trong vận hành còn vướng mắc, các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, thiếu căn cứ để thực hiện. Các lò đốt công suất nhỏ dưới 1 tấn/giờ đã được thương mại hóa, vận hành tại nhiều địa phương trong toàn quốc. Một trong các sản phẩm đã được cấp phép của Bộ xây dựng là lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-Anpha. Các sản phẩm khác đã đăng ký sử hữu trí tuệ như lò hơi đốt nhiên liệu giàu chất bốc Greentech HFB, lò đốt chất thải công nghiệp CONI, lò đốt chất thải y tế Vite. 

Công nhân Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Giang góp phần để thành phố xanh - sạch - đẹp.
Công nhân Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Giang thu gom rác thải

Đồng thời, nhóm nghiên cứu đã đúc rút được một số bài học kinh nghiệm và những vướng mắc về mặt pháp lý hiện nay, như các doanh nghiệp xử lý rác thải gặp nhiều khó khăn: Không có văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện các dự án đầu tư, chưa tạo hành lang pháp lý đầy đủ để triển khai các nội dung còn vướng mắc (giải phóng mặt bằng, đánh giá tác động môi trường, cơ sở giải ngân nguồn vốn), việc đánh giá và lựa chọn công nghệ còn nhiều hạn chế - thiếu các chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm, cơ chế vận hành và hỗ trợ tài chính thiếu thống nhất và chưa kịp thời, nhân sự tiếp nhận các dự án đầu tư còn yếu - thiếu năng lực;  Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu chưa có động lực để phát huy hay tập hợp sức mạnh để cùng phát triển một dây chuyền xử lý rác thải đồng bộ, kết nối, tích hợp các công đoạn khác nhau sao cho hiệu quả và bền vững hơn. Sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các ban ngành quản lý nhà nước thường rất chậm và không thực sự hiệu quả đối với các dự án môi trường được xã hội hóa.

Với những tồn tại đã nêu, hướng nghiên cứu và các công việc cần thực hiện trong tương lai, cần đạt được các điểm sau: Quy hoạch các khu xử lý rác thải tập trung đồng bộ trong công nghệ và tăng hiệu quả xử lý;  Cần xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ nghiên cứu, phân tích và ứng dụng triển khai các kỹ thuật xử lý rác thải tập trung: phân loại, tái chế, đốt, ủ phân;  Xem xét mua trọn gói hoặc nhập các công nghệ phù hợp trong việc xử lý rác thải sinh hoạt đô thị để phát điện, tiến đến làm chủ công nghệ, nhân rộng mô hình trong phạm vi toàn quốc trên các thành phố lớn, quy mô từ 1.000 tấn/ngày trở lên; Nghiên cứu hoàn thiện một khu xử lý rác thải quy mô vừa 50-100 tấn/ngày đêm với tất cả các công đoạn và tập hợp các công nghệ xử lý để làm mẫu, thẩm định làm căn cứ cho việc nhân rộng trong phạm vi toàn quốc.

Lò đốt rác thải của đảng viên Phí Dư Oai, Chi bộ thôn Mường Nam, góp phần thực hiện tiêu chí về Môi trường và an toàn thực phẩm. (Ảnh: Tư Liệu)
Lò đốt rác thải của đảng viên Phí Dư Oai, Chi bộ thôn Mường Nam, góp phần thực hiện tiêu chí về Môi trường và an toàn thực phẩm. (Ảnh: Tư Liệu)

Với các quy mô cấp xã, hoặc cụm xã, có lượng chất thải nhỏ hơn 50km), nên áp dụng các lò đốt nhỏ để xử lý tại chỗ. Với mọi quy mô công suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xem xét tận dụng các thành phần rác khó phân hủy, tạo thành nhiên liệu, sử dụng trong các lò hơi, lò đốt tại các khu công nghiệp, đảm bảo giá thành nhiên liệu tái chế dự kiến: < 750 đồng/kg; Nhiệt trị nhiên liệu: 3.000-5.500 kcal/kg.

Có thể khẳng định, việc thực hiện công tác thu gom, kết hợp công tác truyền thông phân loại tại nguồn cần tiếp tục nghiên cứu và chấn chỉnh để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường. Các biện pháp quản lý cần tăng cường, tương thích với trình độ phát triển của khoa học công nghệ và xu thế phát triển của xã hội. Công tác hoàn thiện thiết bị phân loại chất thải cần tiếp nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cao mức độ ổn định của dây chuyền khi hoạt động. các bộ ngành chức năng nên xem xét việc tận dụng nhiệt từ chất thải sau phân loại, hoàn thiện cơ sở pháp lý như một hướng ra bền vững trong công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Hình thành các nhóm nghiên cứu để tạo ra giá trị cao hơn cho chuỗi dây chuyền thiết bị công nghệ…

THEO CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG BÁCH KHOA HÀ NỘI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh quan tâm, chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi

BHG - Những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) người cao tuổi (NCT) luôn được các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở coi trọng, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đảm bảo an sinh xã hội.

30/09/2017
Lễ phát động hiến máu tình nguyện năm 2017

BHG - Ngày 28.9, tại Trung tâm VHTT&DL huyện, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện huyện Bắc Mê tổ chức Lễ phát động hiến máu tình nguyện lần thứ nhất năm 2017. 

29/09/2017
Khai giảng khóa bỗi dưỡng Kỹ năng phỏng vấn báo chí

BHG - Ngày 29.9, tại thành phố Thái Nguyên, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai giảng Khóa bồi dưỡng Kỹ năng phỏng vấn báo chí. 

29/09/2017
Bệnh dại và những biện pháp phòng ngừa

BHG- Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh. Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền vi rút dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại là chó, mèo lên da bị tổn thương. Ở nước ta, chó là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất (chiếm 95 - 97%) sau đó là mèo; người đã phát bệnh dại hầu hết là tử vong.             

28/09/2017