Hà Giang

Chuyển biến lớn trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn

07:41, 01/09/2017

BHG- Cuối năm 2012, Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) ban hành Chỉ thị số 19 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), giai đoạn 2012 - 2017. Cụ thể hóa nội dung Chỉ thị của T.Ư, tỉnh ta đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện bằng nhiều giải pháp, cơ chế chính sách riêng phù hợp với điều kiện, nhu cầu học nghề của từng địa phương gắn với giải quyết việc làm. Qua 5 năm thực hiện đã đạt được kết quả tích cực, góp phần nâng cao dân trí, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Nhiều lao động ở xã Kim Linh (Vị Xuyên) qua đào tạo nghề đã tìm được việc làm với thu nhập ổn định.
Nhiều lao động ở xã Kim Linh (Vị Xuyên) qua đào tạo nghề đã tìm được việc làm với thu nhập ổn định.

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định: Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là một trong 5 chương trình trọng tâm. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch dạy nghề, chủ động rà soát, lập Đề án sáp nhập các Trung tâm Dạy nghề với Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) các huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) - GDTX; sáp nhập 3 Trung tâm Dạy nghề của thành phố, Hội Nông dân, Hội LHPN tỉnh vào Trường Cao đẳng nghề của tỉnh và thành lập thêm Khoa Nội trú của Trường Cao đẳng nghề; nâng cấp Trung tâm Dạy nghề huyện Bắc Quang thành Trường Trung cấp nghề; qua đó tạo sự thống nhất, nâng cao chất lượng dạy nghề. Bên cạnh việc quy hoạch các cơ sở dạy nghề công lập, tỉnh tạo điều kiện để các cơ sở, Trung tâm Dạy nghề ngoài công lập được hoạt động với nhiều ngành, nghề khác nhau, đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân. Công tác định hướng ngành nghề đào tạo cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm thông qua việc giao cho các ngành chuyên môn điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động (LĐ) của các đơn vị, doanh nghiệp, trên cơ sở đó quy hoạch ngành nghề đào tạo phù hợp yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh.

Cấp ủy, chính quyền các cấp làm tốt công tác dự báo nhu cầu sử dụng LĐ, từ đó định hướng việc đào tạo, giải quyết việc làm cho người dân; chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo sát số LĐ được đào tạo hoặc chưa qua đào tạo nghề tại 40 xã điểm xây dựng Nông thôn mới của tỉnh nhằm phân loại nhu cầu học nghề để có hướng đào tạo. Hàng năm, các Trung tâm Dạy nghề, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiến hành thăm dò, thực hiện hoạt động tham vấn tìm kiếm doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cần tuyển dụng để cung ứng LĐ. Kết quả, đến năm 2017, có 54.941/73.314 người, đạt 75% LĐ sau đào tạo có việc làm, trong đó có 37.318 LĐ học nghề nông nghiệp, 13.986 LĐ học nghề phi nông nghiệp, tự tạo việc làm tại địa phương. Trong giai đoạn 2012 - 2017, toàn tỉnh có 12.135 LĐ đi làm việc tại các Khu công nghiệp trong nước có; có 636 LĐ được xuất khẩu đi làm việc ở ngoài nước...

Đồng chí Nguyễn Năng Khải, Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện Đồng Văn, khẳng định: Sau khi sáp nhập Trung tâm Dạy nghề và Trung tâm GDTX thành Trung tâm GDNN - GDTX, hoạt động của Trung tâm có nhiều thuận lợi hơn do chủ động được trong xây dựng kế hoạch đào tạo, có thêm nguồn nhân lực chất lượng để bố trí, sắp xếp vào các vị trí, công việc phù hợp, qua đó cùng lúc đảm bảo được hai nhiệm vụ xuyên suốt  là dạy nghề gắn với học văn hóa, hướng nghiệp cho các em học viên. Hiện tại, bình quân mỗi năm trung tâm đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho trên dưới 1.000 học viên; phần lớn các học viên ở khu vực nông thôn, tham gia học nghề ngắn hạn thuộc lĩnh vực nông nghiệp, điện tử, xây dựng dân dụng... Sau khi tốt nghiệp, có trên 80% học viên tự tạo, tìm được việc làm phù hợp với mức thu nhập khá ổn định.

Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo Sở LĐ - TB&XH tỉnh và một số cơ sở dạy nghề; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm của tỉnh còn có những hạn chế, khó khăn do nguồn lực đầu tư còn ít so với nhu cầu thực tiễn; các ngành kinh tế sử dụng nhiều LĐ chưa phát triển; tư duy, tác phong của người LĐ thiếu tính chuyên nghiệp; nhiều ngành nghề đào tạo chưa sát theo nhu cầu thị trường LĐ... Đây là bài toán đòi hỏi các cấp, ngành liên quan của tỉnh thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá, có giải pháp khắc phục để công tác dạy nghề ngày một đi vào chiều sâu, thực chất hơn.

HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công ty BHNT Dai - ichi Việt Nam: Trao học bổng "Chào năm học mới tươi đẹp" cho các em học sinh nghèo huyện Đồng Văn

BHG- Nhân dịp khai trương Văn phòng Công ty Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) Dai - ichi Việt Nam tại Hà Giang; chiều 30.8, tại hội trường UBND huyện Đồng Văn, Quỹ "Vì cuộc sống tươi đẹp" thuộc Công ty BHNT Dai - ichi Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng "Chào năm học mới tươi đẹp" cho các em học sinh vùng khó khăn trên địa bàn huyện. Dự  buổi lễ có lãnh đạo huyện Đồng Văn, Hội Khuyến học tỉnh, đại diện Công ty BHNT Dai - ichi Việt Nam…

31/08/2017
Người dân thôn Bản Tha tự làm cầu qua suối

BHG - Ngày 27.8, nhân dân thôn Bản Tha, xã Phú Linh (Vị Xuyên) đã tự nguyện đóng góp công sức làm cầu qua suối, hưởng ứng ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường 5. 9".

31/08/2017
Các hoạt động ứng phó khẩn cấp khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất

BHG - Tình huống 1: Lũ quét, sạt lở đất xảy ra ở những khu vực đã dự kiến trước.

Các hoạt động ứng phó khẩn cấp cần thực hiện:

31/08/2017
Chuẩn hóa công cụ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em

BHG - Với nội dung cô đọng, xúc tích, cuốn Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em (TDSKBM&TE) không chỉ là phương thức hướng đến mục tiêu chuẩn hóa công cụ TDSKBM&TE trên địa bàn tỉnh mà còn là cuốn sổ hữu ích cho mẹ bầu trong việc chăm sóc sức khỏe (CSSK) của con từ quá trình thai kỳ đến khi con tròn 6 tuổi.

31/08/2017