Hà Giang

Số người áp dụng các biện pháp tránh thai giảm trong 6 tháng đầu năm

08:48, 17/08/2017

BHG- Theo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh, trong 6 tháng đầu năm nay, tổng số người áp dụng các biện pháp tránh thai là 21.105 người, đạt 53,3% kế hoạch; giảm 15.899 người, tức là giảm 40,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ, Lý Chí Phương cho biết: Nguyên nhân là do đội ngũ chuyên trách dân số cấp xã, phường, thị trấn sau khi sắp xếp lại phần lớn chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về DS-KHHGĐ. Hoạt động công tác DS-KHHGĐ tại một số cơ sở còn hạn chế và bị gián đoạn nên việc thu thập thông tin, số liệu chưa liên tục. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KHHGĐ đạt thấp so với kế hoạch. Các phương tiện tránh thai từ Trung ương cấp chậm như: Thuốc tiêm, thuốc uống, bao cao su và que cấy thai. Dự toán ngân sách chương trình DS-KHHGĐ chưa được giao, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các hoạt động DS-KHHGĐ tại các cấp.

Tuyên truyền KHHGĐ tại phiên chợ vùng cao.
Tuyên truyền KHHGĐ tại phiên chợ vùng cao.

Để đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ, tuyến tỉnh đã tiếp nhận, bảo quản và phân phối 15.970 phương tiện tránh thai gồm: Vòng tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, viên uống tránh thai, bao cao su, que cấy tránh thai... từ Trung ương cấp phát theo kế hoạch cho các huyện, thành phố. Cấp 5.060 chiếc bao cao su, 7.150 vỉ thuốc uống tránh thai của chương trình tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai cho Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện, thành phố. Cấp 3.744 chiếc bao cao su từ Đề án xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển cho Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) và Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Bắc Quang. Bên cạnh đó, đã cấp phát các phương tiện tránh thai cho các xã; chi trả tiền bồi dưỡng cho các đối tượng đến thực hiện dịch vụ KHHGĐ theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Tổ chức cho cộng tác viên dân số, các đại lý bán thuốc uống và bao cao su, hàng hóa SKSS từ kênh tiếp thị xã hội và Đề án xã hội hóa cho các đối tượng sử dụng.

Công tác truyền thông được thực hiện thường xuyên, đã tổ chức 1.170 buổi truyền thông lồng ghép của Ban Dân số cấp xã tại 195 xã, phường, thị trấn. Cán bộ dân số xã, công tác viên thôn, bản truyền thông trực tiếp 6.200 buổi tại các gia đình và các cuộc họp thôn, bản. Tổ chức truyền thông tại 10 xã trọng điểm của huyện Vị Xuyên; truyền thông mô hình kiểm soát chính sách dân số khu vực biên giới tại 16 xã thuộc 4 huyện: Yên Minh, Mèo Vạc, Xín Mần, Vị Xuyên. Phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tổ chức truyền thông về SKSS/DS-KHHGĐ, giáo dục giới tính trong các trường THCS, cộng đồng dân cư được 108 buổi, với 4.464 lượt người tham dự. Thực hiện chiến dịch tăng cường truyền thông, vận động lồng ghép đưa dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến các xã có mức sinh cao, xã vùng khó khăn tại 26 xã thuộc huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì...Hoạt động của 51 câu lạc bộ ở 23 xã về mô hình tư vấn, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên vẫn được duy trì. Đã tổ chức 9 buổi sinh hoạt ngoại khóa với 269 học sinh THCS, THPT tham dự. Khám sức khỏe tiền hôn nhân cho 18 người. Tổ chức 24 buổi nói chuyện chuyên đề thu hút 2.137 phụ nữ mang thai tham dự. Cấp phát 2.500 tờ rơi tuyên truyền cho phụ nữ mang thai và thanh niên. Khám sàng lọc trước sinh được 27 ca.

Hướng dẫn Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện, thành phố triển khai hoạt động của Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Truyền thông chuyên đề 55 buổi cho 5.370 lượt người nghe. Tổ chức ký cam kết với 17 cơ sở y tế tư nhân cam kết thực hiện “Không chẩn đoán, tiết lộ giới tính thai nhi cho khách hàng dưới mọi hình thức” tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quản Bạ và thành phố Hà Giang. Từ đó sẽ nỗ lực làm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giống nòi, cân bằng giới tính.

Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nỗ lực triển khai Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh – nước sạch nông thôn dựa trên kết quả

BHG- Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh (VS) - nước sạch nông thôn (NSNT) dựa trên kết quả được triển khai tại địa bàn 21 tỉnh, thành khu vực miền núi phía Bắc, Tây nguyên và Nam trung bộ từ năm 2016-2020 với tổng vốn đầu tư hơn 225 triệu USD. 

16/08/2017
98% dân số huyện Đồng Văn tham gia Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Y tế

BHG- Những năm qua, thực hiện chương trình Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Y tế (BHXH) – (BHYT) toàn dân, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng nỗ lực của tập thể, cán bộ BHXH huyện Đồng Văn cùng với những giải pháp thực hiện cụ thể, đồng bộ, nên đã tạo chuyển biến lớn trong nhận thức người dân tham gia BHXH - BHYT. 

16/08/2017
Cảnh giác nguy cơ sạt lở ở Hoàng Su Phì

BHG- Những năm qua, hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ quét, sạt lở đất, đá tại huyện Hoàng Su Phì đang ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như việc phát triển KT-XH tại địa phương. Sạt lở đất, đá thường xảy ra bất ngờ và gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Do đó, vấn đề phòng tránh thiên tai ở các vùng có nguy cơ sạt lở cần được triển khai thường xuyên, kịp thời đến từng thôn, bản và gia đình.

16/08/2017
Huy động quá sức dân xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân người đứng đầu nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản sai quy định trong thực hiện Chương trình.

15/08/2017