Hà Giang

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về dịch cúm A/H7N9

08:38, 01/04/2017

BHG - Ở nước ta, đến nay tuy chưa ghi nhận trường hợp nào bị lây nhiễm cúm A/H7N9, nhưng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn là rất cao. Vì vậy, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của dịch cúm A/H7N9 đối với sức khỏe con người được các cấp, các ngành triển khai bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả.

Nắm được các thông tin về dịch cúm A/H7N9, anh Lộc Đức Khim, thôn Bản Hình, xã Minh Tân (Vị Xuyên) đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gà của gia đình.
Nắm được các thông tin về dịch cúm A/H7N9, anh Lộc Đức Khim, thôn Bản Hình, xã Minh Tân (Vị Xuyên) đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gà của gia đình.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A/H7N9, ngoài việc tăng cường công tác kiểm soát hoạt động buôn bán, giết mổ gia cầm, theo dõi thân nhiệt người dân qua Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, cấp hóa chất phun độc khử trùng... các cấp, các ngành đã tích cực tuyên truyền về tác hại của dịch cúm A/H7N9 cho người dân. Sở NN&PTNT soạn thảo và ban hành tài liệu hướng dẫn tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh gửi đến các hội đoàn thể, thôn bản, cán bộ nông nghiệp, khuyến nông cấp xã, phường để tuyên truyền và hướng dẫn người dân cách phòng, chống dịch bệnh trong đó nêu rõ về tình hình dịch bệnh, triệu chứng thường gặp khi gia cầm bị cúm, đường lây truyền, các biện pháp phòng tránh khi chưa có dịch, trong vùng dịch và về chế tài xử lý vi phạm. Báo Hà Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Trung tâm VHTT&DL các huyện, thành phố tăng cường đăng tải, thời lượng phát sóng các phóng sự về tác hại của dịch cúm A/H7N9 đối với sức khỏe con người, những thiệt hại kinh tế khi dịch xảy ra. Các địa phương kịp thời in tài liệu, tờ rơi có kèm hình ảnh phát cho các thôn bản, tổ dân phố triển khai tuyên truyền đến tận người dân thông qua các buổi họp thôn, phiên chợ, đến từng hộ gia đình có chăn nuôi gia cầm. Đặc biệt một số huyện như Vị Xuyên, Bắc Mê triển khai công tác tuyên truyền đến người dân qua tin nhắn điện thoại; các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần tổ chức cho người dân ký cam kết với thôn thực hiện 5 không (không nuôi thả rông gia cầm, không mua bán, vận chuyển gia cầm bị bệnh, không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc, không giấu dịch, không vứt xác gia cầm bừa bãi). Các hộ chăn nuôi gia cầm được cấp hóa chất phun khử trùng, tiêu độc và hướng dẫn cách phòng, chống dịch bệnh, thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Anh Lộc Đức Khim, thôn Bản Hình, xã Minh Tân (Vị Xuyên) cho biết: “Gia đình tôi nuôi trên một nghìn con gà và có 5 lò ấp trứng gà bán ra thị trường hàng trăm quả trứng mỗi ngày. Chăn nuôi ở địa bàn biên giới, nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập bất cứ lúc nào nên ngay khi được tuyên truyền về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A/H7N9, gia đình tôi đã nghiêm túc thực hiện, các thông tin về dich cúm cũng được tôi cập nhật thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống khi có tình huống dịch bệnh xảy ra”.

Thông qua công tác tuyên truyền, nhận thức của người dân về tác hại của dịch cúm gia cầm đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số người hoặc thiếu hiểu biết, hoặc cố tình, vẫn bất chấp sức khỏe của bản thân, cộng đồng và sự nghiêm cấm của địa phương để buôn bán, vận chuyển, nhập lậu gia cầm qua biên giới. Cụ thể: Tổ kiểm tra liên ngành huyện Yên Minh đã phát hiện và xử phạt 2 đối tượng vận chuyển 385 con vịt giống từ Trung Quốc vào địa bàn để tiêu thụ; tại xã Nàn Xỉn (Xín Mần), Tổ công tác cũng đã phát hiện người dân trong xã vận chuyển 167 con gia cầm không rõ nguồn gốc vào nội địa; tại huyện Mèo Vạc, Tổ công tác xã Xín Cái đã thu giữ 15 kg gia cầm thương phẩm được người dân mang từ biên giới về địa bàn tiêu thụ. Lực lượng chức năng đã tiến hành xử lý, tiêu hủy số gia cầm trên theo quy định...

Cúm A/H7N9 là loại vi-rút lây truyền bệnh từ gia cầm sang người, có nguy cơ tử vong cao. Các cấp, các ngành cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân về các biện pháp phòng, chống. Đặc biệt là chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn lồng ghép công tác tuyên truyền về các dấu hiệu nhận biết khi gia cầm bị bệnh và sự nguy hiểm của dịch cúm A/H7N9 cho học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường, đây chính là một kênh thông tin hiệu quả để tuyên truyền về phòng, chống dịch cúm A/H7N9 cho gia đình và cộng đồng.

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ý kiến người dân: Đề nghị đổi lại tên cầu

BHG - Tuyến Quốc lộ 2 (QL2) thuộc hệ thống Quốc lộ do cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải quản lý. Tại km 8+801m, đường Hà Giang đi Hà Nội (địa điểm tại thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức) có ,1 cây cầu hiện đang được khai thác sử dụng. Cây cầu này trước đây được xây dựng năm 1929, có tên là cầu LÀNG NÙNG.

31/03/2017
Chú lợn con có hình thù lạ

BHG - Ngày 27.3, hàng trăm người dân sinh sống trên địa bàn xã Đạo Đức (Vị Xuyên), đã đua nhau kéo về nhà ông Trần Thế Lợi, thôn Làng Nùng để chứng kiến chú lợn con mới đẻ mồm giống khỉ, hai chân trước giống bàn tay người .

31/03/2017
Xã Phương Thiện nâng cao tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh

BHG - Phương Thiện là xã nằm ở cửa gõ phía Nam của thành phố Hà Giang, nhưng tại đây vẫn tồn tại những phong tục, nếp sống cần loại bỏ. Trong đó, vấn đề nhà cầu trên ao của các hộ dân đã tồn tại từ lâu đời, không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan, vệ sinh môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Đứng trước nguy cơ đó, UBND xã đã thực hiện chiến dịch "xóa nhà cầu trên ao".

30/03/2017
Hiến máu tình nguyện – một việc làm dễ mà khó

BHG - Đó là trăn trở của những người làm công tác vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hà Giang. Với khẩu hiệu "Hiến máu cứu người - một nghĩa cử cao đẹp";"Hiến máu cứu người – Xin đừng thờ ơ!' hay "Hiến giọt máu  đào – trao niềm hy vọng;  "Mỗi giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại", hẳn những ai đã từng hiến máu cứu người đều hiểu hơn việc cho máu không hề khó. 

30/03/2017