Hà Giang

Giải quyết việc làm ở Mèo Vạc cần một giải pháp hiệu quả

10:45, 22/03/2016

BHG - Mặc dù mỗi năm huyện Mèo Vạc đào tạo nghề cho hàng nghìn lao động, nhưng số lao động có việc làm sau đào tạo chưa đáng kể. Chính vì vậy, tạo việc làm tại chỗ nhằm giảm thiểu số người đi Trung Quốc lao động trái phép vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Để tạo việc làm cho lao động nông thôn, bên cạnh các chính sách hỗ trợ vẫn cần một giải pháp thực sự hiệu quả.

Có việc làm sau đào tạo nghề luôn là trăn trở của người lao động. Đó cũng là “bài toán” khó đối với mỗi địa phương. Theo tìm hiểu thực tế, giải quyết việc làm (GQVL) cho lao động được huyện Mèo Vạc xem là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển KT – XH của địa phương. Mỗi năm, toàn huyện có khoảng trên 1 nghìn lao động cần được GQVL. Nhằm tạo việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống, từng bước XĐGN; đặc biệt, hạn chế tình trạng người dân tự ý bỏ sang Trung Quốc làm thuê, huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, các xã tuyên truyền tới người dân về chính sách xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, cho vay vốn. Hàng năm, UBND huyện giao chỉ tiêu đào tạo nghề lao động nông thôn cho Trung tâm Dạy nghề huyện và UBND các xã, thị trấn tiến hành thực hiện.

Do lồng ghép các chương trình, dự án, huyện Mèo Vạc đã tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.  Trong ảnh: Công trình “hồ treo” ở thị trấn Mèo Vạc được xây dựng đã tạo việc làm cho một số lao động ở địa phương.
Do lồng ghép các chương trình, dự án, huyện Mèo Vạc đã tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Trong ảnh: Công trình “hồ treo” ở thị trấn Mèo Vạc được xây dựng đã tạo việc làm cho một số lao động ở địa phương.

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Trần Kim Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: Trong giai đoạn 2011 – 2015, huyện đã thực hiện đào tạo nghề ngắn hạn cho trên 6.000 lao động nông thôn, kinh phí thực hiện gần 10 tỷ đồng; chủ động gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Bên cạnh đó, chủ động xây dựng kế hoạch GQVL theo từng giai đoạn cụ thể. Hàng năm, giao chỉ tiêu và tổ chức tuyên truyền, tuyển dụng lao động đi xuất khẩu lao động và làm việc tại các tỉnh bạn tại 18 xã, thị trấn. BCĐ của huyện đã đi làm việc tại Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm (Quảng Ninh) về tình hình học tập, việc làm của con em trong huyện học tại trường; xây dựng phóng sự do các em trực tiếp nói về đời sống cũng như mức sống hiện tại để nâng cao hiệu quả tuyên truyền tới người dân. Tiếp nhận hồ sơ và đưa các lao động đi học, làm việc tại các Công ty thuộc tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam. Ngoài ra, huyện đã quan tâm GQVL cho người lao động thông qua các chương trình phát triển KT – XH; thông qua các HTX, kinh tế trang trại, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị, trường học...

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo ở Mèo Vạc chỉ đạt 70%, chủ yếu là nâng cao tay nghề và chuyển đổi KHKT; tỷ lệ lao động qua đào tạo tính đến cuối năm 2015 ước đạt 35%, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đạt 26%. Trong giai đoạn 2011 – 2015, đã giải quyết việc làm cho 6.764 lao động, trong đó làm việc trong nước 6.764 lao động; xuất khẩu lao động và đi làm việc tại các tỉnh bạn 183 lao động. Nguyên nhân tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm đạt thấp là do điều kiện kinh tế hiện nay có nhiều khó khăn, các công ty, doanh nghiệp thu hút ít lao động. Mặc dù đã phối hợp với các Công ty xuất khẩu lao động tuyên truyền tại các cụm, điểm của các xã, thị trấn nhưng số lượng người tham gia đăng ký rất thấp do trình độ nhận thức của người lao động còn rất hạn chế; công tác tuyên truyền của các xã, thị trấn chưa sâu, rộng dẫn đến việc người dân tham gia còn thụ động. Để giải quyết tình trạng đó, huyện đã và đang lồng ghép các chương trình, dự án nhằm tạo thêm việc làm mới để thu hút lao động; khôi phục các làng nghề truyền thống để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, tập huấn kỹ thuật, củng cố và kiện toàn đội ngũ khuyến nông viên cơ sở; đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả đồng vốn vay...

Hiện nay, công tác GQVL trên địa bàn tỉnh với các giải pháp đồng bộ đã và đang mang lại kết quả bước đầu nhưng nhìn từ thực tế ở Mèo Vạc có thể thấy, do xuất phát điểm nền kinh tế thấp, nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm còn hạn chế nên làm sao để người lao động có được việc làm, ổn định đời sống luôn cần một giải pháp hiệu quả; có chiến lược lâu dài, kiên trì và cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Bài, ảnh: KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đoàn Khối các cơ quan tỉnh khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân xã Lao Chải và dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sỹ tại Cao điểm 468 (Vị Xuyên)

BHG- Ngày 21.3, tại Trạm xá xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh phối hợp với Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh Hà Giang tổ chức khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho nhân nhân tại xã Lao Chải. 

21/03/2016
"Hành trình về nguồn" tuổi trẻ báo Đảng các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc năm 2016

BHG- Trong các ngày từ 18 - 20.3, tại tỉnh Phú Thọ, Báo Phú Thọ đăng cai tổ chức chương trình "Hành trình về nguồn" của tuổi trẻ báo Đảng các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc năm 2016. 

21/03/2016
Gặp mặt, tri ân cán bộ Đoàn qua các thời kỳ

BHG- Nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2016), Tỉnh đoàn vừa tổ chức gặp mặt tri ân các đồng chí nguyên là cán bộ Tỉnh đoàn qua các thời kỳ.

21/03/2016
Gặp mặt, tặng quà trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đi khám và phẫu thuật tại Hà Nội

BHG- Chiều 20.3, tại Sở Lao động – TBXH tỉnh, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh tổ chức gặp mặt, tặng quà động viên các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bị sứt môi, hở hàm ếch đi phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba (tại Hà Nội). Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo Sở Lao động – TBXH và nhiều đơn vị ngân hàng, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trên địa bàn.

21/03/2016