"Mái ấm công đoàn" chặng đường 10 năm ân nghĩa

20:47, 28/08/2015

BHG- Hưởng ứng chương trình phát động của Tổng LĐLĐ Việt Nam về nhà ở “Mái ấm công đoàn”  trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và trong toàn hệ thống Công đoàn (CĐ), từ năm 2007 - 2012, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các cấp CĐ xây dựng “Quỹ tương trợ - Mái ấm công đoàn” tại cơ sở, nguồn hình thành chủ yếu từ sự ủng hộ của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ, sự hỗ trợ của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị;  những tấm lòng hảo tâm và các tổ chức từ thiện trong và ngoài tỉnh, nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, chia sẻ với CNVCLĐ nghèo, điều kiện kinh tế và nhà ở gặp nhiều khó khăn, bị đau ốm, hoạn nạn, bị thiệt hại do bão lũ, thiên tai... đáp ứng mong mỏi, nguyện vọng của CNVCLĐ.

Năm 2013, được sự đồng ý của BTV Tỉnh ủy, LĐLĐ tỉnh thành lập “Quỹ mái ấm Công đoàn” tỉnh Hà Giang, nguồn hình thành từ sự đóng góp hỗ trợ của đoàn viên, CNVC LĐ trong toàn tỉnh với mức 30.000 đồng/người/năm, thực hiện trong 3 năm (2013 – 2015) và nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân khác. Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã xây dựng kế hoạch thành lập Quỹ, ban hành quy chế tổ chức quản lý và hoạt động của Quỹ “Mái ấm Công đoàn tỉnh” theo Quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam; mục đích để hỗ trợ làm nhà cho gia đình đoàn viên, CNVC LĐ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Đồng chí Lò Thị Mỷ, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh (đứng thứ 2 từ trái sang)  thăm hỏi và trao tiền hỗ trợ làm nhà ở “Mái ấm Công đoàn” cho gia đình đoàn viên công đoàn khó khăn thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh.
Đồng chí Lò Thị Mỷ, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh (đứng thứ 2 từ trái sang) thăm hỏi và trao tiền hỗ trợ làm nhà ở “Mái ấm Công đoàn” cho gia đình đoàn viên công đoàn khó khăn thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh.

Hằng năm, BCH LĐLĐ tỉnh đã đưa mục tiêu làm nhà “Mái ấm Công đoàn” vào mục tiêu công tác CĐ và chỉ đạo các cấp CĐ tổ chức thực hiện. Các LĐLĐ huyện, thành phố, CĐ ngành luôn chủ động, chỉ đạo CĐCS tổ chức kiểm tra, rà soát các hộ CNVC LĐ đang gặp khó khăn về nhà ở, đồng thời tham mưu với cấp uỷ, phối hợp với chính quyền xây dựng kế hoạch giúp đỡ. Quy trình hỗ trợ xây dựng nhà ở “Mái ấm Công đoàn” được triển khai thực hiện đảm bảo chính xác, đúng đối tượng, theo tiêu chuẩn quy định Quy chế của Ban quản lý Quỹ; 100% nhà ở “Mái ấm công đoàn” được các cấp CĐ tư vấn, giúp đỡ để gia đình xây dựng đảm bảo tính kiên cố, vững chắc, sử dụng lâu bền. Bên cạnh đó, một số LĐLĐ huyện đã chủ động đề nghị BCĐ giảm nghèo của huyện trích từ Quỹ “Vì người nghèo” của huyện để hỗ trợ làm nhà ở các gia đình đoàn viên, CNVC LĐ, hoặc đề nghị huyện hỗ trợ lãi xuất cho các hộ được vay tiền từ Ngân hàng CSXH để làm nhà, giúp các hộ CNVCLĐ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác.

Sau 10 năm đi vào hoạt động, Quỹ “Mái ấm Công đoàn” của tỉnh đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với nhiều gia đình CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, đã giúp đỡ được 173 hộ làm nhà ở mới, 698 hộ sửa chữa lại nhà ở, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người dân nghèo, gia đình chính sách của tỉnh được 51 hộ, với tổng số tiền đã hỗ trợ 11,7 tỷ đồng.  LĐLĐ huyện Xín Mần đã xây dựng đề án hỗ trợ lãi suất cho 36 hộ CNVC LĐ được vay vốn từ Ngân hàng CSXH, với số tiến 1,08 tỷ đồng (bình quân 30 triệu đồng/1hộ) để làm nhà ở và được UBND huyện hỗ trợ lãi xuất trong thời gian 3 năm. Vận động hỗ trợ xây dựng 2 nhà ở lưu trú cho giáo viên vùng cao tại huyện Mèo Vạc và Yên Minh với tổng số tiền 650 triệu đồng. Ngoài ra, CĐ các cấp trong tỉnh đã tuyên truyền, vận động xây dựng Quỹ đến nay đạt gần 13 tỷ đồng, trong đó 76%  là do đoàn viên CNVCLĐ đóng, còn lại sự hỗ trợ của chính quyền và các nguồn khác, đã có 976 CĐCS xây dựng được “Quỹ tương trợ” tại cơ sở, LĐLĐ tỉnh và các CĐ ngành đã vận động sự ủng hộ, giúp đỡ từ LĐLĐ các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, CĐ. Có thể khẳng định, chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn” thời gian qua đã được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp tạo điều kiện của chính quyền các cấp, đặc biệt là sự ủng hộ của đông đảo CNVCLĐ. Với ý nghĩa “Tương thân tương ái”, gắn kết nghĩa tình giữa các đoàn viên, CNVCLĐ, chương trình “Mái ấm Công đoàn” thực sự đã có sức lan tỏa rộng lớn, thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia giúp đỡ đồng nghiệp gặp khó khăn về nhà ở. Trong quá trình xây dựng, sửa chữa nhà ở, các công đoàn cơ sở và lãnh đạo các đơn vị nơi đoàn viên công tác đã vận động đoàn viên, công nhân lao động cùng chung tay hỗ trợ xây dựng bằng nhiều hoạt động thiết thực như: Ủng hộ tiền, vật chất, phụ giúp ngày công lao động... Sự đồng hành, chia sẻ của các cơ quan, đơn vị và công nhân viên chức lao động đã tạo động lực để người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn không ngừng vươn lên trong cuộc sống.

Chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn” được các tổ chức CĐ triển khai chủ động, tích cực, được các cấp CĐ và đoàn viên nhiệt tình hưởng ứng. Nhưng thực tế cho thấy, nhiều năm qua vẫn chưa giải quyết được nhu cầu cấp thiết về nhà ở của CNVCLĐ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... Nhiều CNVCLĐ vẫn phải thuê nhà ở, điều kiện cuộc sống còn thấp, sử dụng các công trình phúc lợi còn nhiều thiếu thốn, xuống cấp...

Thời gian tới, các cấp CĐ trong tỉnh tiếp tục tuyên truyền và đẩy mạnh chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn”, tạo nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ đoàn viên, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn xây dựng, sửa chữa nhà ở, thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNVCLĐ. Đồng thời các tổ chức CĐ cần tích cực, chủ động hơn trong xây dựng và sử dụng nguồn quỹ được thường xuyên và mang lại hiêu quả thiết thực, mang ý nghĩa sâu sắc; tham mưu hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo doanh nghiệp huy động các nguồn lực xã hội cùng chung tay giúp sức thực hiện, tạo động lực để CNVCLĐ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn” không những là một hoạt động xã hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khơi dậy, phát huy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng, mà còn góp phần nâng cao phúc lợi, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững.

THÀNH ĐỒNG (LĐLĐ tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bế giảng lớp "Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP nông sản nguồn gốc thực vật"

BHG- Chiều 27.8, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I phối hợp với Chi cục Quản lý Chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Giang tổ chức bế giảng lớp "Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP nông sản có nguồn gốc thực vật". 

28/08/2015
TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TỚI SỨC KHỎE SINH SẢN

BHG - Một điều bất ngờ với nhiều người là hút thuốc lá – hành vi mà trước đây được coi là thể hiện sức mạnh của nam giới – lại gây bệnh gây liệt dương. Nam giới hút thuốc lá có nguy cơ liệt dương cao gấp 2 lần so với người không hút, do các thành phần độc trong thuốc lá gây xơ vữa động mạch ở dương vật, làm giảm tưới máu.

28/08/2015
Bước "chuyển mình" mạnh mẽ ở Mèo Vạc

BHG- Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, huyện Mèo Vạc đã tìm ra nhiều giải pháp hiệu quả động viên, khuyến khích nhân dân thi đua lao động sản xuất. Chỉ sau 5 năm đến nay, địa phương đang có bước "chuyển mình" mạnh mẽ, từng bước thoát khỏi huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh. Trong đó, kết quả thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (TĐYN) không chỉ để lại dấu ấn đậm nét mà còn được xem là động lực giúp người dân đẩy lùi đói, nghèo. 

27/08/2015
Về nơi "3 không" ở Bắc Quang

BHG- Hàng chục năm nay, 33 hộ dân ở thôn vùng 3 Nà Bó, xã Đức Xuân (Bắc Quang) phải sống trong cảnh "3 không": Không điện, không nước sạch sinh hoạt, không phủ sóng điện thoại(!)

27/08/2015