Hà Giang

Cần tăng cường phòng, chống bão lũ và giảm nhẹ thiên tai

16:16, 10/10/2008

HGĐT- Những năm gần đây, thời tiết, khí hậu có những diễn biến phức tạp. Tình trạng mưa bão, lũ quét, lũ ống thường xảy ra trên địa bàn tỉnh, làm thiệt hại nặng nề về người, hoa mầu và tài sản của nhân dân, Nhà nước. Mỗi năm, tỉnh ta phải chi hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng để khắc phục hậu quả do bão lũ, thiên tai gây ra.


 
 Khắc phục sạt lở do lũ quét tại xã Cao Bồ (Vị Xuyên).
                                                                        Ảnh: Hữu Thụy

Những năm qua, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ huy phòng, chống bão, lũ (PCBL) tỉnh đã làm tốt công tác chỉ đạo PCBL của cả ba giai đoạn: Trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai. Nhưng do thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai xảy ra liên tiếp và đa dạng gây hậu quả nghiêm trọng ở nhiều vùng trong tỉnh, nhất là các huyện Yên Minh, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình và Vị Xuyên... Giá trị thiệt hại do bão, lũ quét hàng năm lên tới cả trăm tỷ đồng. Chỉ tính từ năm 2006 trở lại đây, con số thiệt hại về người, hoa mầu, tài sản trên địa bàn tỉnh ta là rất lớn.


Trong năm 2006, đầu năm hạn hán kéo dài đã làm ảnh hưởng đến sản xuất vụ Đông - Xuân trên địa bàn toàn tỉnh. Đặc biệt ở các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì, Bắc Mê, Vị Xuyên và Thị xã Hà Giang. Hạn hán làm mất trắng 94 ha lúa và 473 ha lúa bị ảnh hưởng; diện tích ngô bị mất trắng là 933 ha, bị ảnh hưởng là 2.236 ha và diện tích đậu tương bị mất trắng là 237 ha. Sản lượng lương thực bị thiệt hại ước tính 3.930 tấn. Cũng trong năm 2006, mưa lớn và gió lốc gây ratrên địa bàn tỉnh, làm 8 người chết, 26 người bị thương; làm sập đổ 29 nhà, tốc mái và hư hỏng nặng 41 nhà; điểm trường bị tốc mái hoàn toàn 60 nhà; điểm trường bị tốc mái từ 40 - 70% là 15 nhà; gần 4.000 tấm lợp Prôxi măng, 25.738 viên ngói đỏ, ngói xi măng bị vỡ vụn. Mưa lũ làm hỏng 12 công trình thủy lợi, 2 công trình cấp nước sinh hoạt, 317m kênh mương kiên cố và làm sạt lở hàng chục nghìn m3 đất đá. Ước giá trị thiệt hại do hạn hán và lũ lụt gây ratrong năm 2006 là khoảng 48,095 tỷ đồng. Trong năm 2007, lũ quét, lốc, mưa lớn làm 10 người chết, 13 người bị thương; 189 nhà dân bị sập và cuốn trôi, 1.279 nhà bị tốc mái; 17 điểm trường bị sập đổ và tốc mái; 46 công trình thuỷ lợi và cấp nước, 11.140m kênh mương kiên cố, 7 cầu treo, hàng chục cống ngang đường bị hư hỏng nặng; làm sạt lở hàng trăm nghìn m3 đất đá và 500m mặt đường bị cuốn trôi. Diện tích lúa bị mất trắng là 304.26 ha và ngô là 167 ha; số trâu, bò bị chết lên đến hàng chục con, ước giá trị thiệt hại khoảng 84 tỷ đồng. Đặc biệt trong tháng 7 và đầu tháng 8/ 2008, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra nhiều đợt mưa lớn kèm theo lốc kéo dài nhiều ngày đã làm 37 người chết, 18 người bị thương; về nhà dân, 88 nhà bị đổ sập và bị lũ cuốn trôi, 129 nhà hư hỏng nặng, 759 nhà bị tốc mái và 82 nhà có nguy cơ sạt lở đất phải di dời; 2 nhà điểm trường bị sập đổ, 28 điểm trường, 10 trụ sở thôn bị tốc mái; 06 cột điện bị đổ gẫy và trên 4.000 tấm lợp, tấm úp nóc prôximăng và 44.240 viên ngói bị vỡ vụn. Về giao thông, 5 cầu cứng bị hỏng nặng, 8 cầu gỗ bị cuốn trôi. Trong đó, cầu cứng km 26 đi 6 xã phía Đông của huyện Xín Mần, 01 cầu gỗ và 12 cống qua đường thuộc địa bàn huyện Xín Mần bị sập gẫy hoàn toàn, khối lượng đất đá sạt lở trên các tuyến đường là 73.916m3 . Về công trình thuỷ lợi, 101 công trình bị hỏng nặng, có 01 công trình cấp nước sinh hoạt tại huyện Xín Mần. Diện tích ngô bị mất trắng 317,1 ha, bị ảnh hưởng là 473,06 ha; diện tích lúa bị mất trắng 501,18 ha và diện tích bị ảnh hưởng 60 ha cùng hàng trăm ha rau đậu khác. Tổng giá trị thiệt hại ước tính đến trung tuần tháng 8/2008 trên địa bàn toàn tỉnh là 206,8 tỷ đồng.


Có thể khẳng định: Trong những năm gần đây và những năm tiếp theo, thời tiết khí hậu còn có những diễn biến phức tạp không lường trước được, đặc biệt là lũ quét. Vì vậy, công tác PCBL cần được đặt vào vị trí hàng đầu và là một trong những công việc quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng toàn dân. Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra, các địa phương cần huy động và sử dụng đúng mục đích mọi nguồn lực cho công tác PCBL. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn mấy năm qua, với phương châm ‘’lấy phòng là chính’’, tăng cường kiểm tra công tác PCBL trước mùa mưa lũ và sớm hoàn thành các phương án triển khai kế hoạch PCBL. Kiểm tra toàn diện hệ thống các công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt, hệ thống giao thông, bệnh viện, trường học, khu dân cư ở ven sông, suối. Xây dựng phương án PCBL cụ thể, sát với tình hình thực tế của địa phương. Tăng cường phát triển hệ thống thông tin cảnh báo, dự báo nhanh nhạy theo hai chiều, từ tỉnh xuống cơ sở và ngược lại. Xây dựng lực lượng xung kích làm công tác PCBL, chủ động ứng cứu kịp thời khi thiên tai xảy ra, thành lập các Đội xung kích và kiện toàn Ban chỉ huy PCBL các cấp. Các địa phương, các ngành, các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp... cần thực hiện tốt các quy định về PCBL, có kế hoạch chuyển dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét gắn với việc tổ chức lại sản xuất, ổn định đời sống cho nhân dân. Đồng thời thực hiện tốt kế hoạch PCBL bằng các phương án phòng tránh. Chuẩn bị tốt mọi điều kiện để kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra, nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất về người, tài sản của nhân dân và Nhà nước, thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác PCBL và giảm nhẹ thiên tai.


Phan Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hai chị em tật nguyền cần giúp đỡ
HGĐT- Được người hàng xóm giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Thành và vợ là Đoàn Thị Nga ở tổ 9, thôn Đoàn Kết, xã Ngọc Đường, thị xã Hà Giang là gia đình có 2 người con gái đều bị tàn tật.
29/09/2008
Kết quả thực hiện chính sách đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt
HGĐT- Trong những năm gần đây, tỉnh ta đã triển khai và thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc hỗ trợ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Từ việc thực hiện tốt các chính sách đã góp phần làm cho đời sống vật chất, tinh thần của các em bớt khó khăn, đảm bảo cho trẻ em có cuộc sống vui tươi, lành mạnh, hoà nhập với cộng đồng và xã hội.
29/09/2008
Cần chấp hành nghiêm các quy định vận tải hành khách
HGĐT- Ngày 23.7, Báo Hà Giang nhận được “Lời cảm ơn” của ông Nguyễn Vi Lượng, đại diện nhân dân, lái xe phường Minh Khai, thị xã Hà Giang về ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 2037/UBND-NVKT ngày 11.7.2008: Cho phép xe chở khách của bến xe phía Bắc được trả khách tại bến xe phía Nam và xe chở khách của bến xe phía Nam được trả khách tại bến xe phía Bắc...
26/09/2008
Bưu điện tỉnh nâng cao chất lượng dịch vụ công ích
HGĐT- Năm 2008, năm đầu tiên Bưu điện tỉnh chính thức đi vào hoạt động theo mô hình mới chia tách trong điều kiện còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trình độ của đông đảo cán bộ, CNVC-LĐ... Song, với quyết tâm đổi mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch mà Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam giao, Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh đề ra, Bưu
26/09/2008