Hà Giang

PHÒNG BẠN ĐỌC

Góp phần nâng cao chất lượng tờ báo của Đảng bộ tỉnh

12:29, 10/09/2014

HGĐT- Phòng Bạn đọc, Thư viện- Tư liệu (TVTL) là 1 trong 4 Phòng nghiệp vụ của cơ quan Báo Hà Giang. Khi tái lập tỉnh Hà Giang (tháng 10.1991), cùng với cơ quan Báo Hà Giang, 1 đồng chí là cán bộ PhòngBạn đọc Báo Hà Tuyên được điều chuyển làm cán bộ bạn đọc của Báo Hà Giang. Bộ phận Bạn đọc trực thuộc Phòng Thư ký xuất bản.




Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tòa soạn, ngày 2.1. 2002, Phòng Bạn đọc TVTL được thành lập Biên chế phòng có 3 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Trần Bé là Trưởng phòng; Đặng Thị Phương Hoa là Phó Phòng và 1 cán bộ tổng hợp, thư viện, tư liệu..


Tháng 5. 2008, đồng chí Nguyễn Trần Bé chuyển sang công tác tại Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Ngày 16.7. 2008, BBT điều chuyển đồng chí Lê Hiến Chương từ phòng Phóng viên chuyển sang làm Biên tập viên (Từ 16.7 đến nay (4.2014) các BTV Phòng Ban đọc đều kiêm phụ trách công tác Tự vệ và Cựu chiến binh của cơ quan). Ngày 21.5.2009 Ban Biên tập bổ nhiệm đồng chí Đặng Thị Phương Hoa giữ chức Trưởng phòng; đồng chí Lê Hiến Chương: Phó phòng. Ngày 14. 2.2009, đồng chí Chương chuyển sang phòng phóng viên. Tiếp đó, ngày 1.10.2010, đồng chí Phan Mạnh Hùng từ phòng Phóng viên chuyển sang làm Biên tập viên (BTV) của Phòng Bạn đọc. Do luân chuyển cán bộ, ngày 1. 5. 2013 đồng chí Phan Mạnh Hùng chuyển sang làm BTV Phòng Thư ký xuất bản; đồng chí Nguyễn Hữu Thụy từ Phòng phóng viên sang thay đồng chí Hùng.


Chức năng, nhiệm vụ của phòng đó là: Nhận, biên tập tin, bài, ảnh của cộng tác viên (CTV); Trực tiếp phụ trách 6 chuyên trang và 5 chuyên mục (của các cơ quan phối hợp) hàng tháng trên báo; gửi báo biếu cho CTV; dự kiến chấm điểm nhuận bút của các số báo, chi trả nhuận bút; Dự kiến xét thưởng tin bài ảnh chất lượng cao hàng tháng; tiếp nhận và giải quyết đơn thư công dân; Công tác TVTL. Tuy biến động về biên chế, 1 đồng chí có con nhỏ, phòng phải đảm nhận nhiều công việc, song trong suốt quá trình có cán bộ bạn đọc và khi thành lập phòng đến nay, tập thể Phòng Bạn đọc- TVTL luôn đoàn kết, chủ động, hoàn thành tốt nhiệm vụ giao. Các thành viên luôn nêu cao ý thức đấu tranh phê và tự phê bình, có ý thức chấp hành kỷ luật, qui định củaChi bộ, BBT và của ngành.


Từng cá nhân trong phòng luôn nói và làm theo đúng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tích cực tu dưỡng rèn luyện, gương mẫu trong đạo đức, lối sống và công tác để từng bước hoàn thiện về phương pháp làm việc, phương pháp quản lý, điều hành ngày một tốt hơn, tạo sự đồng thuận, đoàn kết khắc phục khó khăn, thực hiện công việc hiệu quả.Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của phòng, các qui định, qui chế của cơ quan, Phòng đãphân công, giao việc chi tiết, cụ thể cho các cá nhân trong phòng; kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc của từng cá nhân.

 
Các cán bộ, nhân viên của phòng đều tích cực tham mưu cho Chi bộ, BBT, các phòng nghiệp vụ trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong giải quyết đơn thư công dân, công tác Thư viện tư liệu và các việc phát sinh.


Việc Biên tập tin, bài, ảnh của CTV nhanh, có hiệu quả, không để sảy ra sai sót lớn trong khâu biên tập. Phối hợp, tạo mối quan hệ tốt với các phòng trong cơ quan, các cơ quan có chuyên trang chuyên mục và các CTV. Gửi Báo biếu, chi trả, nhuận bút kịp thời. Chủ động xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho đội ngũ CTV. Đã tạo mạng lưới CTV vững chắc, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tòa soạn.


Tham mưu giúp Chi bộ, BBT tổ chức thành công Hội nghị CTV tiêu biểu giai đoạn 2004- 2007; 2007- 2010; 2010- 2013;


Phòng thực hiện và tham mưu cho BBT trong dự kiến chấm điểm nhuận bút, xét khen thưởng tin bài ảnh chất lượng cao hàng tháng. Thực hiện tốt công tác khai thác tư liệu của cơ quan. các cá nhân trong phòng còn tham gia viết tin, bài, ảnh; tích cực tham gia các hoạt động của cơ quan, Công đoàn, từ thiện các nhiệm vụ đột xuất.


CTV cũng chính là bộ phận không thể thiếu của mỗi tờ báo, do có sự quan tâm đúng mức đến Công tác Bạn đọc- CTV, đặc biệt là từ khi Toà soạn báo đổi mới hoạt động, mở các chuyên trang, chuyên mục, cải tiến chế độ nhuận bút, đã thu hút và duy trì được đội ngũ CTV (hơn 300 người) tham gia cộng tác với Báo. Trung bình hàng năm từ 45-50 CTV thường xuyên viết và gửi tin bài, ảnh (TBA) đến toà soạn, trong đó có CTV ở các vùng sâu, xa, biên giới. Bình quân mỗi năm, toà soạn nhận được từ 2500 đến gần 3000 TBA của gần 300 CTV. Số TBA của CTV chiếm gần 30% tổng lượng TBA được sử dụng trên các số báo ra trong tuần. Có nhiều tin, bài, ảnh của CTV có tính phát hiện cao, tính sáng tạo trong cách thể hiện tác phẩm, đảm bảo tính thời sự, đúng, trúng định hướng, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị của tờ báo.


Công tác phát triển CTV và bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho CTV, từ 1992 dến nay, Ban Biên tập Báo Hà Giang đã phối hợp với các cơ quan, các huyện, thị mở gần 30 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho hàng trăm lượt người. Ngoài ra, Phòng Bạn đọc thường xuyên trực tiếp trao đổi nghiệp vụ báo chí cho từng CTV. Qua đó, có thêm nhiều CTV viết bài cho Báo, chất lượng tác phẩm báo chí được nâng cao.

 
Những kết quả từ công tác bạn đọc và hoạt động CTV Báo Hà Giang 3 năm qua, đãđóng góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong công tác thông tin báo chí, góp phần nâng cao chất lượng tờ báo của Đảng bộ tỉnh./.


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Người nội trợ đảm đang”
HGĐT- Trước thời khắc lịch sử nửa thế kỷ Tòa soạn Báo Hà Giang, cũng là thầm lặng một niềm vui riêng - chung của Phòng Thư ký – Xuất bản, mỗi chúng tôi lại bồi hồi xúc động, da diết nhớ về lớp lớp thế hệ đồng nghiệp “từ Thư ký mà ra”. Người còn, người mất, người đã về nghỉ chế độ, rồi chuyển vùng, cơ quan..., nhưng tất cả đều như “muôn tay chèo nền móng” để chúng ta “cập bến
10/09/2014
Xứng danh “Sư đoàn thép”
HGĐT- “Sư đoàn thép, phòng chủ lực hay phòng xương sống...” - đó là những cái tên được nhiều người đặt cho phòng Phóng viên của Báo Hà Giang trong nhiều năm qua. Có thể nói, phòng Phóng viên là phòng nghiệp vụ chính của Báo Hà Giang, hoạt động chuyên môn có tính cơ động cao. Hoạt động của phóng viên mang tính đặc thù rõ rệt, thời gian tác nghiệp độc lập tại cơ sở nhiều.
10/09/2014
Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp ngày 13.4.1964 về công tác của Báo Hà Giang và các bản tin của một số ngành trong tỉnh

Thi hành Nghị quyết số 60 ngày 8.12.1958 của Bộ Chính trị và các Nghị quyết số 5 ngày 10.1.1961, Nghị quyết số 48 ngày 27.2.1963 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác báo chí, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhận định rằng:

10/09/2014
Cùng bạn đọc Báo Hà Giang điện tử
Báo Hà Giang điện tử chính thức khai trương và đi vào hoạt động 3/2/2007. Trong thời gian trên, do còn thiếu nhiều yếu tố để đảm bảo cho sự hoạt động ổn định nên các chuyên mục chưa nhiều, video clip chưa thật tốt, nội dung thông tin chưa phong phú, giao diện chưa thật hấp dẫn...
07/03/2008