Hà Giang

Mường Chang, nỗi niềm gửi gắm nghề dệt thổ cẩm

07:29, 08/10/2014

HGĐT- Có thể nói phụ nữ dân tộc Tày rất giỏi và khéo léo với nghề dệt vải thủ công, du khách chắc hẳn sẽ không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ kỹ năng dệt nên những mảnh vải thổ cẩm của các bà, các chị. Trang phục truyền thống của dân tộc này không quá cầu kỳ nhưng rất đẹp, chiếc áo dài nhuộm chàm tuy không sặc sỡ hoa văn, nhiều họa tiết như những dân tộc khác song lại nổi bật lên bằng chiếc dây lưng với đủ các mầu sắc như: Hồng, xanh lam, xanh nước biển, tím... thắt gọn qua vòng eo tạo nên sự duyên dáng của các cô gái Tày.



  Sản phẩm dệt của HTX Mường Chang với những đường nét hoa văn tinh tế.


Với phụ nữ dân tộc Tày ở xã Xuân Giang (Quang Bình), gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã trở thành nét đặc sắc trong đời sống văn hóa nơi đây. Thôn Chang của xã Xuân Giang, có hơn 120 hộ, trong đó có đến 85% là dân tộc Tày cùng đoàn kết sinh sống. Ngoài làm nông nghiệp, những lúc nông nhàn, hay lúc đi chợ... phụ nữ dân tộc Tày lại chăm chỉ dệt lụa, làm ra những bộ quần áo, váy với nhiều màu sắc rất đẹp, mang đậm nét đặc trưng của người dân nơi này. Ông Hoàng Văn Lăn, Chủ tịch UBND xã Xuân Giang cho biết: Theo phong tục từ xưa, con gái người Tày trước khi lấy chồng phải biết đan, biết dệt để tự tay dệt váy cưới cho mình. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, các cô gái dân tộc Tày đã được mẹ dạy cho cách thêu thùa, từ những công đoạn giản đơn đến phức tạp, từ những chi tiết nhỏ đến cách nhuộm mầu. Do đó, các cô gái Tày tự tay dệt những bộ quần áo của mình để mặc lúc ở nhà, đi chợ, đám cưới, lên nương hay du xuân...


Đến thăm Hợp tác xã (HTX) dệt thổ cẩm Mường Chang ở thôn Chang do bà Hoàng Thị Nhật làm Chủ nhiệm được thành lập và hoạt động từ năm 2012, gồm 26 thành viên. HTX được tỉnh hỗ trợ 24 triệu đồng để mua nguyên vật liệu như: len, chỉ thêu, khung dệt. Khi thành lập, HTX đã xây dựng kế hoạch và mở một lớp học dệt cho các xã viên. Nguyên liệu chính làm ra sản phẩm dệt thổ cẩm là sợi len, chỉ được làm bằng tơ tằm. Để có sản phẩm dệt thổ cẩm phải trải qua các công đoạn chính, gồm: Se sợi, nhuộm thành các mầu như đỏ, vàng, xanh, tím, hồng, trắng rồi dệt. Thổ cẩm là loại vải chủ yếu để may quần áo, khăn và các vật dụng trong gia đình như chăn, địu, tấm trải đệm, gối, những chiếc túi xách hay túi đựng điện thoại xinh xắn.


Tâm sự với chúng tôi, bà Hoàng Thị Nhật, Chủ nhiệm HTX dệt thổ cẩm Mường Chang chia sẻ: Tôi yêu nghề này đến nay đã gần 60 năm, hiện nay trong làng ít người muốn học nghề dệt thổ cẩm này nhưng tôi sợ sau này không có người nối dõi, kế tiếp và sẽ dần bị mai một đi, tôi rất muốn duy trì nghề dệt thổ cẩm này. Chị em cũng bảo là thành lập một HTX để hoạt động nên tôi đứng ra làm hồ sơ lên xã, lên huyện, tỉnh và đã thành lập HTX dệt thổ cẩm Mường Chang. Để hoạt động được, HTX dệt thổ cẩm cũng gặp không ít khó khăn như: Chưa có trụ sở, chỗ làm tập thể, phải phân phát đưa về gia đình để chị em tự dệt. Sau khi làm sản phẩm xong đem nộp cho HTX, tập chung hàng để đem đi các chợ bán.


Kể từ khi được thành lập HTX dệt thổ cẩm Mường Chang, công tác quảng bá hình ảnh đẹp về Xuân Giang cũng như giữ gìn nghề truyền thống luôn được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện. Sản phẩm của bà con làm ra được quảng bá một cách rộng rãi như tham gia các hội chợ triển lãm của tỉnh, các chợ phiên của địa phương. Tay nghề của chị em có dịp được nâng lên do yêu cầu hội nhập của xã hội. Trên cơ sở các hoa văn họa tiết của dân tộc, chị em làm nghề đã cải biến một số mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, những sản phẩm mang đặc trưng bản sắc của thôn Chang vẫn là sản xuất nhỏ lẻ chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thị trường, những sản phẩm làm ra vẫn chưa thực sự phong phú về mẫu mã và đa dạng về sản phẩm


Với tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Quang Bình, mong rằng nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Tày ở thôn Chang, xã Xuân Giang có cơ hội phát triển, xây dựng thương hiệu, tìm thị trường rộng lớn cho sản phẩm, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Tày và nâng cao thu nhập cho bà con.


Văn Quân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cờ đỏ sao vàng trên đỉnh trời cực Bắc
HGĐT- Trong một chuyến hành trình dài lên với Cao nguyên đá Đồng Văn, trải qua những cung đường đèo dốc như vắt ngược lên đỉnh núi, thưa thớt bóng người. Thấm mệt..., nhưng cảm xúc trong tôi bỗng trào dâng, ấm lạ khi lẫn trong gió ngàn và đá núi là hình hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng hiên ngang tung bay trước cửa một nhà dân.
30/09/2014
Sáo và cá Cờ
HGĐT- Sáo đỏm dáng, đầu lúc nào cũng mượt. Cặp mỏ và đôi chân màu vàng, trông rõ là kẻ sang. Cổ Sáo có một vòng lông trắng, hễ rỗi rãi Sáo lại nghển lên cho thiên hạ xem. Chiều chiều Sáo đậu trên lưng Trâu tha thẩn ở soi đất rìa sông, tên Cào Cào, Châu Chấu nào bị Trâu khua động bay ra là Sáo sà xuống xơi tái. No đủ, nhàn nhã, Sáo đi đứng điệu đà, thỉnh thoảng hót vài tiếng
30/09/2014
Niềm tin
Kính tặng chị Lê Thị Biển Khơi, vợ liệt sĩ Lê Binh Chủng!Ngày ngày con vẫn hỏi cha dâu?Chị chỉ ôm con lệ rơi theo tủi phậnCon lớn lên với nửa tình yêu ôm chặtMột nửa tâm hồn thơ dại thiếu bóng cha
30/09/2014
Độc đáo nghề xe lanh dệt vải của người Mông ở Đồng Văn
Người Mông sinh sống trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) vẫn tự hào rằng, họ có hai nghề truyền thống khiến cộng đồng các dân tộc khác phải nể phục là nghề xe lanh dệt vải và nghề rèn độc đáo.
29/09/2014