Phía sau ruộng bậc thang của người La Chí

16:40, 01/01/2014

HGĐT- Ruộng bậc thang Bản Phùng (Hoàng Su Phì) không còn xa lạ với bất kỳ ai đã một lần khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của Di sản cấp quốc gia này, nhưng câu chuyện đời thường mà rất bí ẩn của những con người làm nên “kỳ tích” ấy (người La Chí) chắc chắn vẫn còn là ẩn số với nhiều người.


Chúng tôi tìm về xã Bản Phùng một ngày cuối thu, những thửa ruộng bậc thang tựa như tranh vẽ đang vào mùa lúa chín; người phụ nữ La Chí ngừng tay gặt, nhoẻn miệng cười duyên khi thấy chúng tôi chụp ảnh. Chị Nguyễn Thị Nhung, cán bộ văn hóa xã Bản Phùng phân trần: “Gần 100% dân số xã Bản Phùng là người La Chí, với họ ruộng bậc thang gắn liền với đời sống lao động và văn hóa độc đáo của dân tộc mình”. Men theo bờ ruộng thơm mùi lúa mới, chúng tôi thăm nhà già làng Vàng Diu Phù (thôn Lùng Cẩu) để được nghe những câu chuyện bí ẩn đang tồn tại trong đời sống của người La Chí giữa vùng rừng núi này.

 

Tương truyền rằng, cách đây khoảng 800 năm, trong cuộc chiến binh loạn lạc, người La Chí di cư tìm nơi sinh sống, họ buộc lông gà trắng lên bầy o­ng rồi thả bầy o­ng bay và đi theo, đến đất Thèn Phàng (Xín Mần)thì mất dấu vết bầy o­ng, chỉ còn lại lông gà trắng rơi xuống, xem đây là nơi đất lành, họ dừng lại định cư, sau này nhiều người La Chí di chuyển đến sinh sống ở các xã Bản Phùng, Bản Máy (Hoàng Su Phì) ngày nay. Theo thống kê, người La Chí chủ yếu sống tập trung tại địa bàn các tỉnh Hà Giang, Lào Cai. Người La Chí sống quần tụ, xen kẽ nhau thành cộng đồng rộng lớn bên các sườn núi thấp; họ không chỉ mặc trang phục truyền thống vào các dịp lễ, tết mà mặc cả trong sinh hoạt hàng ngày; Người La Chí làm nhà sàn cấu trúc kiểu 3 gian 1 trái, mái thấp, phòng ở cho các thành viên trong gia đình được quy định nghiêm ngặt, có tôn ty trật tự; các nghi lễ độc đáo về cưới hỏi, ma chay, đặt tên con... vẫn còn được giữ vẹn nguyên. Người La Chí cho rằng, mọi vật đều có linh hồn và khi chết biến thành ma, con người luôn tồn tại giữa thực tại và ảo mộng nên họ thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ người đã khuất và dòng tộc, bàn thờ chỉ là chiếc sừng trâu, sọt đan đựng lễ vật và củ gừng; thờ cúng Tổ tiên nhưng họkhông thắp hương, không làm giỗ cho người chết. Đặc biệt, Tết Khu Cù tê diễn ra vào tháng bảy là ngày tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người La Chí để cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống no đủ, bình yên. Tết Khu Cù tê kéodài từ ngày 1 – 15.7; ngay từ đầu tháng, trong các bản làng bắt đầu rộn ràng tiếng trống, chiêng, hát giao duyên và không khí mổ trâu ăn tết.

 

Trong ngôi nhà vững chãi giữa những ruộng lúa chín, rít một hơi thuốc dài, già làng Vàng Diu Phù chậm rãi nhớ những câu chuyện kể về sự xuất hiện của hàng ngàn ngôi mộ giả trên đỉnh Lùng Cẩu. Chuyện rằng, sau một đêm mưa bão, người ta thấy khắp các ngọn núi từ Bản Phùng trải dài đến Bản Díu (Xín Mần) xuất hiện hàng nghìn ngôi mộ, được xem là ngôi mộ giả của Vua Gia Long, người có công khai khẩn đất hoang, đánh đuổi thú dữ, hình thành nên bản làng của người La Chí, được con cháu đắp lên để tránh không bị người đời sau đào trộm lấy vàng bạc, châu báu. Những người già nhất làng đã nghe kể nhiều câu chuyện kỳ bí xung quanh sự xuất hiện của mộ cổ nhưng vẫn không thể cắt nghĩa được những bí ẩn tồn tại cùng sự xuất hiện của hàng nghìn ngôi mộ chỉ sau một đêm; chỉ biết rằng, với người La Chí hiện nay, những ngôi mộ ấy là điều thiêng liêng, đặc biệt phải gìn giữ... Ông Vương Văn Sinh, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Phùng cho biết: “Bản Phùng thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, khí hậu khắc nghiệt vào mùa Đông; phần lớn người La Chí vẫn thuộc hộ nghèo; nhưng sự cần cù, chăm chỉ, vượt quan khó khăn, vươn lên thoát nghèo cảu họ đang từng bước cải thiện đời sống, mang về những mùa vàng ấm no trên đỉnh Lùng Cẩu đầy huyễn hoặc này...”.

 

Những câu chuyện mang mầu sắc tâm linh, bí ẩn trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của Người La Chí chắp nối, xuất hiện rồi rơi vào tĩnh lặng, hư không... Hình ảnh người phụ nữ La Chí cõng cả “mặt trời” bé nhỏ gặt lúa trên những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ khuất dần sau dãy núi;hàng ngàn ngôi mộ giả nối dài chợt hiện về trong tâm thức. Người La Chí trên đỉnh Lùng Cẩu, nơi gìn giữ những nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo luôn gọi mời...


BIỆN LUÂN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bia chùa Sùng Khánh và Chuông chùa Bình Lâm huyện Vị Xuyên được công nhận bảo vật quốc gia
HGĐT - Ngày 30.12, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2599/QĐ-TTg về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 2) cho các hiện vật, nhóm hiện vật, trong đó Bia chùa Sùng Khánh và Chuông chùa Bình Lâm huyện Vị Xuyên là một trong 37 hiện vật trên toàn quốc được công nhận đợt này.
31/12/2013
Trước biển, trước đời
Mặt trời lên từ mặt biển xaÁnh hào quang toả rộng bao laBiển thức Hay lòng ta thức?Mặt trời hồng phải đường thực đời ta?
28/12/2013
Gầu tào trên núi mùa xuân
HGĐT - Hơn tháng nay chưa mưa. Tết Mông đã về đến cổng mà chưa có lấy giọt mưa nào. Ngày nắng óng trên những phiến lá cỏ Voi mẹ trồng quanh nhà. Nắng nhiều thì gió lắm. Gió luồn vào những phiến lá cỏ làm xào xạc, xào xạc cả ngày nghe sốt ruột. Ruột gan nhìn nắng mà lo đêm rét sâu.
26/12/2013
Gầu tào trên núi mùa xuân
HGĐT - Hơn tháng nay chưa mưa. Tết Mông đã về đến cổng mà chưa có lấy giọt mưa nào. Ngày nắng óng trên những phiến lá cỏ Voi mẹ trồng quanh nhà. Nắng nhiều thì gió lắm. Gió luồn vào những phiến lá cỏ làm xào xạc, xào xạc cả ngày nghe sốt ruột. Ruột gan nhìn nắng mà lo đêm rét sâu.
26/12/2013