Đào tạo nghề dệt thổ cẩm để duy trì nét văn hóa truyền thống dân tộc

07:41, 13/08/2013

HGĐT- Đó là lời chia sẻ của bà Lê Thị Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm khuyến công - Xúc tiến công thương tỉnh với chúng tôi sau lễ khai giảng khóa đào tạo nghề dệt lanh truyền thống cho các học viên là người dân xã Cán Tỷ và Lùng Tám (Quản Bạ).



                           Các học viên đang thực hành tước vỏ lanh.

 Bà Hằng cho biết thêm, là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có một bản sắc và phong tục khác nhau, trải qua thời gian, nhiều phong tục, nghề truyền thống của dân tộc bị mai một, trong đó có nghề dệt thổ cẩm, chính vì vậy việc duy trì, gìn giữ nghề dệt lanh là việc làm thiết thực và rất cần thiết...

Với mục tiêu đào tạo nghề cho 175 lao động nông thôn; tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú và sẵn có trên địa bàn huyện; khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm của một số dân tộc thiểu số nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hoá cổ truyền dân tộc. Đồng thời, khuyến khích và tạo việc làm, đem lại thu nhập đáng kể cho người lao động là phụ nữ dân tộc thiểu số ngay tại nhà, thúc đẩy nền kinh tế tại địa phương phát triển... Nhận thức được vấn đề trên, Trung tâm khuyến công – Xúc tiến Công Thương Hà Giang đã khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu thị trường cũng như nét đẹp độc đáo của vải thổ cẩm mà một số dân tộc thiểu số tại huyện Quản Bạ tạo ra. Xác định sản phẩm dệt thổ cẩm là sản phẩm có nhiều triển vọng, có khả năng phát triển thành một ngành thủ công nghiệp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch trong và ngoài nước. Chính vì vậy, ngày 9.7 Trung tâm khuyến công - Xúc tiến công thương tỉnh đã phối hợp với Hợp tác xã Lanh Cán tỷ, Xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ và HTX Vải Lanh truyền thống Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ tổ chức 5 lớp đào tạo dạy nghề dệt thổ cẩm tại các xã Cán Tỷ và Lùng Tám từ nguồn kinh phí Khuyến công Quốc gia. Thời gian đào tạo 3 tháng, mỗi ngày học 8 tiếng, giáo viên là những người thợ dệt thổ cẩm lành nghề tại địa phương truyền dạy. Khóa học sẽ giúp cho học viên nắm vững từ khâu tước vỏ cây lanh đến khâu dệt lanh và nhuộm màu sắc cho vải lanh... Sau khóa học, học viên sẽ có tay nghề thành thạo, về địa phương có thể dệt nên một sản phẩm thổ cẩm hoàn chỉnh đáp ứng được thị yếu của khách du lịch.


Tuy nhiên, để nghề dệt thổ cẩm được phát huy hiệu quả, sản phẩm làm ra có chỗ đứng và bán ra thị trường thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó quảng bá, giới thiệu sản phẩm thổ cẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở các hội chợ thương mại, triển lãm các sản phẩm địa phương là việc làm được Trung tâm Khuyến công-Xúc tiến Công thương tỉnh luôn chú trọng thực hiện. Bởi Trung tâm luôn xác định sản phẩm của bà con tiêu thụ tốt thì nghề dệt mới được duy trì, phát huy và gìn giữ. Hơn nữa, Cao nguyên đá Đồng Văn được Unisco công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, việc phát triển nghề thổ cẩm truyền thống, tạo sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc dân tộc, nét độc đáo của người vùng cao nguyên đá Hà Giang đến với du khách trong và ngoài nước.


Có thể thấy tiềm năng, lợi thế của nghề dệt lanh thổ cẩm là rất lớn, việc mở lớp đào tạo nghề dệt lanh cho đồng bào vùng cao là rất cần thiết. Trong thời gian tới với mong muốn mở thêm nhiều lớp đạo tạo nghề như vậy nên Trung tâm Khuyến công-Xúc tiến Công thương tỉnh rất cần sự quan tâm hơn nữa của Bộ công thương, của tỉnh để thật sự nghề truyền thống của dân tộc luôn được các thế hệ trẻ gìn giữ, bảo tồn và phát huy hiệu quả.


Lê Lâm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bảo tàng Chứng tích lọt vào tốp hấp dẫn nhất châu Á
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã được trang web TripAdvisor bình chọn vào tốp 5 trong số 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á năm 2013.
31/07/2013
Chặng đường vinh quang
HGĐT - Ngày 1.8.1930, Ban cổ động tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam phát hành tài liệu tuyên truyền đại cương “Ngày quốc tế đỏ 1-8”, kêu gọi chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, bảo vệ Liên bang Xô viết, ủng hộ phong trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức.
31/07/2013
BTC Hoa hậu Dân tộc Việt Nam báo cáo kết quả minh bạch
BTC cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2013 đã có cuộc làm việc, báo cáo kết quả cuộc thi Hoa hậu Dân tộc Việt Nam 2013 với Ủy ban Dân tộc. Theo đó, tính minh bạch của cuộc thi một lần nữa được khẳng định.
29/07/2013
Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông: “Dù khó khăn cũng khẩn trương tu sửa khu phố cổ Đồng Văn”
HGĐT- Đó là ý kiến chỉ đạo trọng tâm của Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông trong buổi kiểm tra thực tế tình trạng xuống cấp của những ngôi nhà cổ trong khu phố cổ thị trấn Đồng Văn (huyện Đồng Văn) vào chiều 23.7. Cùng đi có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo huyện Đồng Văn.
24/07/2013